Bệnh Mề Đay Mãn Tính Ngứa Dai Dẳng Và Cách Chữa Dễ Dàng Từ Thảo Dược

Đánh giá bài viết

Bệnh mề đay mãn tính đề cập đến tình trạng nổi mề đay kéo dài liên tục trên 6 tuần. Trong giai đoạn này bệnh không có tính chất kéo dài, dễ tái phát mà còn đáp ứng rất kém với các giải pháp điều trị. Chính vì vậy cần chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách để tránh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Nên đọc: Bệnh mề đay trong Đông y và các bài thuốc điều trị hiệu quả

Tình trạng nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần được gọi là mề đay mãn tính
Tình trạng nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần được gọi là mề đay mãn tính

Bệnh mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính là thuật ngữ đề cập đến một dạng tổn thương da kéo dài trên 6 tuần. Đặc trưng của nó là sự kích hoạt tình trạng phát ban, nổi sẩn ngứa có màu hồng, đỏ hay trắng nhạt trên da. Đi kèm với đó là triệu chứng ngứa ngáy và nóng rát rất khó chịu.

Số liệu thống kê ghi nhận, nổi mề đay là một trong những căn bệnh da liễu rất phổ biến. Nó xảy ra ở khoảng từ 10 đến 20% dân số thế giới. Tuy nhiên đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có xu hướng thuyên giảm dần trong vòng 6 tuần. Chỉ có khoảng 5% trường hợp là bệnh kéo dài hay bị tái đi tái lại trên 6 tuần.

Mề đay mãn tính chủ yếu chỉ gây ra các tổn thương và triệu chứng trên da nên rất hiếm khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, do bệnh dai dẳng kéo dài và tái phát nhiều lần nên triệu chứng thường ảnh hưởng tới ngoại hình. Đồng thời ảnh hưởng tới giấc ngủ và làm giảm mức độ tập trung. Chính vì vậy sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.

Mề đay mãn tính chiếm đa số các trường hợp người bệnh
Mề đay mãn tính chiếm đa số các trường hợp người bệnh

So với mề đay cấp tính thì bệnh mề đay trong giai đoạn mãn tính thường đáp ứng kém với các giải pháp điều trị. Vì vậy nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ rất dễ gây ra các biến chứng. Điển hình như chàm hóa, thâm nhiễm da và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh dị ứng khác.

Cách nhận biết bệnh mề đay mãn tính

Thực tế cho thấy, hình thái tổn thương của bệnh mề đay ở giai đoạn mãn tính không quá khác biệt so với mề đay cấp tính. Tuy nhiên, trong giai đoạn mãn tính, tổn thương da thường có xu hướng tiến triển chậm, ít lan tỏa và đa phần chỉ gây ngứa âm ỉ.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay mãn tính:

  • Da xuất hiện các nốt sẩn ngứa, mẩn đỏ khắp người hoặc nhiều vị trí và phát ban kéo dài trên 6 tuần
  • Tổn thương da thường gây ngứa nhẹ và ngứa âm ỉ
  • Triệu chứng ngứa rất ít khi bùng phát mạnh như ở giai đoạn mề đay cấp tính
  • Bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở người trưởng thành, nhất là nữ giới
Tổn thương trên da do mề đay mãn tính có thể gây ngứa ngáy âm ỉ rất khó chịu
Tổn thương trên da do mề đay mãn tính có thể gây ngứa ngáy âm ỉ rất khó chịu

Các chuyên gia cho biết, tổn thương da do mề đay mãn tính thường là hệ quả do hệ miễn dịch tạo ra nhiều kháng thể IgE. Sau đó kháng thể này lại giải phóng chất trung gian gây dị ứng là histamine vào trong da và niêm mạc. Từ đó làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính

Cũng từ số liệu thống kê, các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ có khoảng 20 – 30% trường hợp bị mề đay mãn tính là xác định được nguyên nhân rõ ràng. Trong đó chủ yếu liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh như sau:

  • Mề đay do nước
  • Mề đay dị ứng (các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, thời tiết… thường là nguyên nhân gây ra mề đay mãn tính)
  • Mề đay giao cảm (tình trạng này xảy ra sau khi tập thể dục, sau khi tắm hay khi bị thay đổi cảm xúc đột ngột)
  • Mề đay do áp lực (ma sát với giày dép, quần áo hay một số vật dụng cá nhân khác)
  • Mề đay do nhiệt độ (nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hay có sự thay đổi đột ngột)
  • Mề đay do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh

Ngoài các trường hợp này thì vẫn còn có khoảng 70 – 80% trường hợp bị mề đay mãn tính nhưng không thể xác định được vô căn. Có thể gọi là mề đay mãn tính tự phát hay mề đay mãn tính vô căn.

Bên cạnh đó, còn có một số ít trường hợp bị bệnh mề đay do ảnh hưởng từ một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori
  • Nhiễm ký sinh trùng, nhất là giun sán
  • Vấn đề về tuyến giáp
  • Suy giảm chức năng gan
  • Các bệnh lý tự miễn khác

Bệnh mề đay mãn tính có nguy hiểm không?

Mề đay mãn tính có đặc tính kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát. Tuy nhiên bệnh lý này lại ít khi gây nguy hiểm tới tính mạng. Còn mề đay cấp mặc dù có xu hướng thuyên giảm nhanh và tồn tại trong thời gian ngắn nhưng lại có thể gây phù mạch và sốc phản vệ.

Tuy nhiên, các triệu chứng và tổn thương của mề đay mãn tính thường dai dẳng và khó khắc phục. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, tạo tâm lý tự ti mà còn làm giảm hiệu suất công việc, học tập và chất lượng cuộc sống.

Hơn nữa, nếu không kiểm soát và điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng. Bao gồm:

– Thâm nhiễm da:

Do đặc tính của bệnh ở thể mãn tính là kéo dài dai dẳng và gây ngứa âm ỉ nên người bệnh thường có xu hướng muốn cào gãi và chà xát lên tổn thương để giải tỏa. Tuy nhiên tình trạng này có thể khiến cho da dễ bị dày sừng và thâm nhiễm. Lúc này không chỉ cản trở việc khắc phục mà da còn dễ bị sẹo vĩnh viễn.

Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì tổn thương da có thể bị thâm nhiễm
Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì tổn thương da có thể bị thâm nhiễm

– Chàm hóa da:

Chàm hóa da là tình trạng tổn thương do nổi mề đay có biểu hiện dày sừng, khô ráp và nứt nẻ tương tự như dấu hiệu của bệnh chàm. Tình trạng này không chỉ khiến da mất thẩm mỹ, để lại thâm sẹo mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác:

Bệnh mề đay mãn tính nếu không được điều trị có thể gây kích thích và khiến cho hệ miễn dịch sản sinh ra nhiều kháng nguyên IgE hơn. Nồng độ kháng nguyên IgE trong huyết thanh tăng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh lý dị ứng. Điển hình như bệnh viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, bệnh chàm…

Nên đọc: 10 loại thuốc trị mề đay được khuyên dùng hiện nay

Hướng điều trị bệnh mề đay mãn tính hiệu quả

Đối với bệnh mề đay cấp tính thì có thể bạn không cần phải can thiệp điều trị mà các triệu chứng vẫn tự động mất đi sau khoảng 24 giờ. Còn nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì các triệu chứng thường không có xu hướng thuyên giảm nếu chưa được can thiệp.

Đặc biệt, phần lớn các trường hợp bị mề đay mãn tính đều không thể xác định nguyên nhân rõ ràng. Hơn nữa bệnh còn đáp ứng kém với các giải pháp can thiệp. Điều này gây ra rất nhiều bất lợi cho quá trình điều trị.

Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn khắc phục triệu chứng mề đay mãn tính:

1. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Cho đến nay, vẫn không có thuốc điều trị dứt điểm bệnh mề đay mãn tính. Các thuốc được bác sĩ chỉ định chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh mề đay mãn tính có thể được bác sĩ kê toa:

– Thuốc kháng histamine:

Như đã nói, histamine chính là thành phần trung gian kích thích các triệu chứng mề đay phát sinh. Chính vì vậy thuốc kháng histamine chính là lựa chọn ưu tiên trong cả điều trị mề đay cấp và mãn tính. Trong đó thuốc kháng histamine H1 thế hệ II đến nay được dùng phổ biến hơn để giúp làm giảm nguy cơ buồn ngủ và an thần.

Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamine H1 có thể không đáp ứng tốt. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phối hợp dùng với thuốc kháng histamine H2. Phối hợp 2 loại thuốc này ngoài tăng tác dụng chống dị ứng thì còn giúp kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính.

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng mề đay mãn tính
Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp để cải thiện triệu chứng mề đay mãn tính

– Thuốc kháng leukotrien:

Bên cạnh histamine thì leukotrien cũng là một hoạt chất trung gian có khả năng kích thích các phản ứng viêm do dị ứng. Trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với các thuốc kháng histamine thì bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với nhóm thuốc này để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

– Thuốc corticoid:

Corticoid là nhóm thuốc nội tiết có công dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh. Tuy nhiên do thuốc hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch nên có thể gây ra các rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Điển hình như tăng huyết áp, loãng xương, suy tuyến thượng thận hay viêm loét dạ dày.

Chính vì vậy mà bác sĩ thường chỉ định Corticoid để điều trị ngắn ngày nếu bệnh mề đay mãn tính không đáp ứng với thuốc kháng histamine. Hiệu quả của thuốc Corticoid thường nhanh và khá rõ rệt. Nhất là với các trường hợp bị mề đay mãn tính vô căn và tự miễn.

– Thuốc Omalizumab:

Thuốc Omalizumab được chỉ định phổ biến trong điều trị hen suyễn hay mề đay mãn tính vô căn không đáp ứng tốt với các thuốc kháng histamine H1. Loại thuốc này có công dụng ức chế kháng thể IgE. Từ đó sẽ giúp làm giảm phóng thích histamine và cải thiện triệu chứng của bệnh.

– Thuốc ức chế miễn dịch:

Các loại thuốc ức chế miễn dịch cũng thường được chỉ định cho điều trị mề đay mãn tính do các bệnh tự miễn và mề đay mãn tính vô căn. Nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Vì vậy chỉ được dùng nếu bệnh không đáp ứng với thuốc kháng histamine leukotrien. Hay dùng trong trường hợp có phụ thuộc corticoid. Cyclosporine, Cyclophosphamide và Methotrexate là 3 loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng phổ biến trong điều trị mề đay mãn tính.

Các loại thuốc Tây điều trị mề đay mãn tính tuy sử dụng tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của làn da sau này. Vì vậy các chuyên gia y tế hiện nay khuyên người bệnh nên sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bởi đây là những thành phần quan trọng giúp tái tạo tế bào da, cải thiện tình trạng nổi mề đay hiệu quả. 

Những loại thực phẩm bổ sung này người bệnh có thể tìm hiểu và yên tâm chọn mua tại địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay – DrVitamin. DrVitamin là siêu thị vitamin hiện đại đầu tiên tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm tại DrVitamin cũng sẽ luôn đồng hành cùng người dùng trong suốt quá trình sử dụng để tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc. 

>>> Tìm hiểu ngay: TOP SẢN PHẨM BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT TỐT NHẤT HIỆN NAY<<<

2. Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn

Mề đay mãn tính có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Điển hình như nhiễm giun sán, suy giảm chức năng gan, nhiễm trùng mãn tính, nhiễm vi khuẩn Hp hay các vấn đề về tuyến giáp.

Trong các trường hợp này thì mề đay thường có xu hướng kéo dài dai dẳng. Đồng thời không đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị triệu chứng mà bác sĩ chỉ định.

Do đó nếu nghi ngờ mề đay mãn tính xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn thì bạn nên chủ động thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc bệnh lý nguyên nhân và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

3. Một số mẹo làm giảm triệu chứng tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa mề đay tại nhà để khắc phục triệu chứng bệnh mề đay mãn tính. Dưới đây là một số mẹo đơn giản, rất dễ thực hiện:

– Chườm lạnh:

Bạn có thể làm mát tạm thời vùng da bị nổi mề đay bằng khăn lạnh, túi chườm hay đá lạnh. Nhiệt độ lạnh có thể làm giảm kích ứng da. Đồng thời ức chế tạm thời cảm giác ngứa ngáy, sưng đau.

– Sử dụng nha đam:

Nha đam cũng là nguyên liệu quen thuộc có thể dùng làm dịu da và giảm ngứa. Chỉ cần chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Sau đó dùng phần lõi trong suốt thoa đều về vùng da tổn thương. Trước khi thoa nha đam cần chú ý vệ sinh ra bằng nước ấm.

Thoa nha đam giúp làm dịu da và khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
Thoa nha đam giúp làm dịu da và khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khó chịu

– Tắm lá thảo dược:

Đây cũng là mẹo tại nhà đơn giản có thể áp dụng để làm giảm ngứa và tổn thương da do mề đay mãn tính. Một số loại lá thảo dược có thể dùng như kinh giới, lá tía tô, lá khế, lá chè xanh… Chỉ cần sắc lấy nước rồi pha thêm nước lạnh cho ấm và dùng để tắm.

4. Đặc trị mề đay mãn tính từ gốc bằng Y học cổ truyền

Xu hướng trị bệnh sử dụng thảo dược thiên nhiên tuân thủ nguyên tắc biện chứng luận trị trong YHCT được đông đảo người bệnh lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn. YHCT gọi mề đay mãn tính là chứng “phong chẩn khối” hay “tầm ma chẩn” xảy ra khi cơ thể bị phong (hàn, nhiệt) xâm nhập. Nguyên nhân nội sinh là do can, thận, tỳ suy yếu, độc tố, nhiệt độc tích tụ mà sinh ra mẩn ngứa, mề đay, sẩn phù trên da.

Điều trị mề đay mãn tính, YHCT kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và phục hồi. Các bài thuốc kết hợp nhiều vị thuốc vừa giải độc, thanh nhiệt, khu phong, trừ tà vừa bồi dưỡng cơ thể, phục hồi tạng phủ, ổn định cơ địa, chống dị ứng. Nhờ vậy, thuốc YHCT giúp điều trị bệnh tận gốc, ngăn tái phát hiệu quả.

Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị hỗ trợ điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền uy tín

Mới đây VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin về công tác điều trị mề đay bằng Y học cổ truyền tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là đơn vị đi đầu trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và ứng dụng Y học dân tộc vào điều trị và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trung tâm Thuốc dân tộc hiện ứng dụng bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang hiệu quả cao với mọi thể mề đay, mẩn ngứa. [Xem chi tiết phóng sự VTV2 TẠI ĐÂY]

Công tác khám chữa bệnh mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa bằng thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu bài bản

Nhằm mang lại cho người bệnh mề đay, mẩn ngứa giải pháp hiệu quả và an toàn, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc kế thừa và phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ truyền, nổi bật là phương thuốc ngứa da của đồng bào dân tộc Mường – Hòa Bình. Đồng thời, nguyên tắc Y học cổ truyền, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông, kiến thức về nội tiết, cơ địa, chức năng gan của Y học hiện đại được nghiên cứu và vận dụng bài bản.

Bài thuốc mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp 2 nhóm thuốc vừa hỗ trợ điều trị vừa điều dưỡng cơ thể, chống tái phát. Trong đó:

  • NHÓM GIẢI ĐỘC HOÀN: Loại bỏ mề đay từ căn nguyên có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tiêu viêm, tiêu ban ngứa, tiêu sẩn phù, giải quyết hiệu quả các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.
  • NHÓM BÌNH CAN HOÀN: Là thuốc bổ tăng hiệu quả của thuốc điều trị, tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng miễn dịch, tăng cường chức năng gan thận, ổn định cơ địa, chống dị ứng và ngăn tái phát.

Ngoài ra, bài thuốc lá tắm kết hợp nhiều thảo dược quý được bác sĩ kê đơn giúp giảm nhanh triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, sẩn phù khi bùng phát, tránh nguy cơ biến chứng.

Bài thuốc hiệu quả cao với bệnh mề đay mãn tính, tái phát dai dẳng

Các nhóm thuốc được phối chế theo tỷ lệ vàng phù hợp với tình trạng mề đay gặp phải. Bài thuốc hiệu quả với mọi thể mề đay gồm cấp tính, mãn tính, mề đay lâu năm tái phát liên tục, mẩn ngứa, dị ứng, mề đay do chức năng gan… Bài thuốc thang truyền thông được Trung tâm hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao viên hoàn, cao tinh chất tiện dụng. Thuốc được đun sắc liên tục trong 18 giờ, cô đặc trong 30-35 giờ dễ hấp thu và đảm bảo chất lượng dược tính tốt nhất.

Sử dụng nguồn dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ

Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị đi đầu trong công tác phát triển dược liệu sạch và ứng dụng trong điều trị. Bài thuốc mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam như bồ công anh, kim ngân hoa, hồng hoa, phòng phong, đơn đỏ, ké đầu ngựa, diệp hạ châu, xuyên khung, ngải cứu, cúc tần… Nguồn dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO, không tác dụng phụ, an toàn với cả trẻ em, phụ nữ sau sinh.

Người bệnh được bác sĩ Y học cổ truyền trực tiếp thăm khám, kê đơn thuốc

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh sẽ được bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành thăm khám, tư vấn, kê đơn thuốc (trực tiếp hoặc online qua điện thoại, Zalo, Fanpage). Phụ trách chuyên môn tại Trung tâm là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Bài thuốc mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc được kê đơn duy nhất bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm tại địa chỉ: 

  • Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hotline: 0979 509 155
  • Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – Hotline: 0961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org

Quý bạn đọc có thể xem thêm chi tiết về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay mãn tính TẠI ĐÂY.

 

4. Cách chăm sóc khi bị mề đay mãn tính

Như đã phân tích, bệnh mề đay mãn tính có đặc tính kéo dài và dễ tái phát nhiều lần. Chính vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc và áp dụng các mẹo chữa tại nhà thì người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc.

Thực hiện tốt một số lời khuyên dưới đây:

  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh (ánh nắng trong khoảng từ 9 – 16 giờ). Khi hoạt động ngoài trời cần che chắn cẩn thận và thoa kem chống nắng để làm giảm ảnh hưởng của tia UV với sức khỏe làn da.
  • Tẩy giun sán định kỳ – nhất là đối với trường hợp trẻ nhỏ.
  • Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương. Thay vào đó nên áp dụng các giải pháp làm dịu da và giảm ngứa khác. Điển hình như tắm nước mát hay đắp khăn lạnh.
  • Ngừng sử dụng các loại thuốc, hóa mỹ phẩm hay thực phẩm có nghi ngờ là gây dị ứng.
  • Tránh tắm nước quá nóng. Đồng thời nên hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước lạ.
  • Mặc quần áo rộng thoáng có chất liệu cotton để tránh gây ma sát lên vùng da tổn thương.
  • Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để nâng cao thể trạng và hỗ trợ làm giảm lo lắng, stress quá mức.
  • Hạn chế rèn luyện các bộ môn thể thao gây đổ nhiều mồ hôi và làm tăng thân nhiệt. Thay vào đối có thể lựa chọn bơi lội hay ngồi thiền để nâng cao sức khỏe và giải tỏa căng thẳng.

Khi mắc bệnh mề đay mãn tính cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp nghi ngờ nổi mề đay là do các bệnh lý tiềm ẩn thì cần chủ động thăm khám tổng quát để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin bài nên đọc:

Địa chỉ chữa mề đay, mẩn ngứa uy tín [Thuốc tốt, bác sĩ giỏi]

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua