Bệnh THOÁI HÓA KHỚP Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa khớp là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính về xương khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Đây là tình trạng lớp sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, suy yếu dần kèm theo các triệu chứng như viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn tại các khớp. Điều này khiến việc cử động của các khớp cũng bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng đau và cứng khớp. Hầu hết các khớp trong cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa nhưng thường gặp nhất là các khớp sau đây:

Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể, tuổi tác càng cao thì tình trạng thoái hóa khớp diễn ra càng nặng. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày và tốn kém chi phí cho việc điều trị.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Thông thường, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh nhân tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng nhận biết ra bệnh thông qua một số triệu chứng điển hình sau đây:

Thoái hóa khớp gây ra tình trạng đau nhức cho người bệnh
Thoái hóa khớp gây ra tình trạng đau nhức cho người bệnh
  • Đau nhức: Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị thoái hóa khớp. Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc cấp tính gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau này chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động khớp và biến mất nhanh chóng sau đó, lâu dần chúng sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Đặc biệt, khi thời tiết có sự thay đổi chuyển lạnh đột ngột sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Cứng khớp: Triệu chứng cứng khớp thường sẽ xuất hiện đi kèm theo các cơn đau, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Lúc này các khớp bị đau sẽ không thể cử động, tình trạng này sẽ giảm dần nếu người bệnh nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút. Nếu để bệnh kéo dài thì triệu chứng cứng khớp sẽ kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi cử động: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn cũng giảm dần. Nếu người bệnh di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau phát ra tiếng kêu lạo xạo kèm theo đau nhức dữ dội. Bạn có thể nhận biết rõ ràng triệu chứng này khi thực hiện vận động mạnh.
  • Vận động khó khăn: Khớp bị thoái hóa đồng nghĩa với việc khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện một số tư thế như cúi sát đất, quay cổ,…
  • Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Ở những trường hợp thoái hóa khớp diễn ra trong thời gian dài nếu không có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn như sưng tấy gây biến dạng các khớp bị tổn thương, vùng cơ xung quanh khớp tổn thương không được vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…

XEM NGAY: Điều trị thoái hóa gối bằng Đông y – Giải pháp phục hồi sụn khớp không cần phẫu thuật

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường xảy ra khi quá trình tái tạo và thoái hóa sụn khớp bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Lúc này quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn khiến cho lớp đĩa đệm và sụn bị hao mòn, gây ra các tổn thương ở hai đầu xương. Chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp thường gặp. Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể diễn ra càng nhanh chóng, hệ thống xương khớp bên trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và suy yếu dần. Thông thường, bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất là những người ngoài độ tuổi 40.
  • Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì sẽ khiến trọng lượng cơ thể gây áp lực lên các khớp đặc biệt là cột sống và khớp gối. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Luyện tập thể thao quá độ: Luyện tập thể dục thể thao quá độ hoặc không đúng cách gây chấn thương tại các khớp. Nếu người bệnh không thực hiện điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn so với bình thường.
  • Thói quen sinh hoạt sai tư thế: Tư thế làm việc, ngồi, nằm hoặc cúi gập người sai tư thế đều có tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu tính chất công việc của bạn phải thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ khiến cho việc lưu thông máu đi nuôi dưỡng xương khớp bị cản trở từ đó chúng dễ bị suy yếu và tổn thương hơn.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp khá phổ biến. Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu hụt các yếu tố như canxi, glucosamine và chondroitin sẽ khiến cho mật độ xương giảm dần, điều này khiến cho hệ thống sụn khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa hơn.
  • Do mắc các bệnh lý: Thoái hóa khớp cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý xương khớp về khác như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…
    Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì bệnh thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như di truyền, dị tật bẩm sinh tại khớp,…

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp xảy ra khá phổ biến ở những người bước qua độ tuổi trung niên, bệnh gây ra các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường. Nghiên cứu y học đã chỉ ra, có đến 80% trường hợp bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% trường hợp bị mất đi khả năng vận động bình thường. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác như:

Một số biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp
Một số biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp
  • Suy nhược cơ thể: Việc đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt các cơn đau xuất hiện về đêm còn khiến người bệnh bị mất ngủ, gây tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, suy nhược cơ thể,…
  • Biến dạng các khớp: Các khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng to, mọc gai xương gây biến dạng và lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này sẽ khiến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh ảnh hưởng rất lớn.
  • Teo cơ: Các cơ xung quanh vùng khớp bị tổn thương nếu không được vận động trong thời gian dài sẽ dần suy yếu, gây teo cơ và mất đi khả năng vận động thông thường như co duỗi, cầm nắm, đi đứng,…
  • Tàn phế: Đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp, lúc này người bệnh đã mất đi khả năng vận động vĩnh viễn đồng thời gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh như rễ thần kinh, tủy sống,…

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp là:

  • Chụp X-Quang
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Nội soi khớp
  • Siêu âm khớp

Sau khi thăm khám, dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp thường được áp dụng trong y khoa là dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật, điều trị bằng tế bào gốc,… Việc điều trị bệnh nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh, duy trì và phục hồi chức năng của khớp, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế có thể xảy ra.

Biện pháp trị thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả, tối ưu 

Hiện nay, chữa bệnh bằng y học cổ truyền là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này điều trị bệnh từ gốc, bảo tồn và đề cao khả năng tự phục hồi cơ thể. Do đó hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể trị triệt để bệnh thoái hóa từ nhẹ đến nặng.

Y học cổ truyền quan niệm, bệnh thoái hóa khớp thuộc chứng Tý, sinh ra do kinh mạch bế tắc, khí huyết ứ trệ lâu ngày, kết hợp với ngoại tà xâm nhập (phong, hàn, tà, thấp), gây ra những cơn đau nhức khó chịu tại khớp.

Cơ chế điều trị của Đông y là cân bằng âm dương, đẩy lùi bệnh từ căn nguyên, phục hồi chức năng phủ tạng và tăng cường sức khỏe. Để chữa thoái hóa khớp hiệu quả, y học cổ truyền sử dụng kết hợp 2 phương pháp: Bài thuốc Đông y từ thảo dược tự nhiên và châm cứu, bấm huyệt.

Có thể nói, so với Tây y hay biện pháp dân gian, cách chữa Đông y hiệu quả hơn, tối ưu hơn và an toàn cho người bệnh. Trong đó điển hình là bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Xương khớp Đỗ Minh.

Bài thuốc Nam gia truyền chữa xương khớp của dòng họ Đỗ Minh Đường ra đời cách đây hơn 150 năm. Phương thuốc được bào chế dựa trên những nguyên tắc điều trị của y học cổ truyền, mang lại hiệu quả tối ưu trong chữa các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…

Bài thuốc có thành phần từ tự nhiên, kết hợp theo tỷ lệ Vàng 5 chế phẩm trong 1 liệu trình mang đến công dụng toàn diện, nhanh, mạnh và vững chắc nhờ sự kết hợp “5 trong 1”:

  • Giai đoạn 1 (Loại bỏ căn nguyên): Thuốc từ từ tác động vào bên trong cơ thể, loại bỏ phong hàn, thấp nhiệt cư trú ở vị trí thoát vị đĩa đệm, từ đó người bệnh sẽ thấy thuyên giảm các dấu hiệu đau nhức, co cứng tại cột sống.
  • Giai đoạn 2 (Điều trị triệu chứng): Ở giai đoạn này, bài thuốc tập chung  cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, phục hồi xương khớp bị tổn thương giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn, giảm chèn ép lên dây thần kinh. Đồng thời bồi bổ, tăng cường chức năng tạng phủ.
  • Giai đoạn 3 (Nuôi dưỡng, ngừa tái phát): Cột sống được phục hồi hoàn toàn. Đồng thời bài thuốc có chức năng nuôi dưỡng, tăng cường chức năng xương khớp, nâng cao sức đề kháng tự nhiên, ăn ngon ngủ ngon và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Thành phần bài thuốc gồm: Dây đau xương, gối hạc, phòng phong, vương cốt đằng, cà gai, sài đất, kim ngân cành, hoàng kỳ, hạnh phúc, đẳng sâm, bách bộ… cùng hàng chục thảo dược khác. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, các thảo dược được dùng trong bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đều đảm bảo về nguồn gốc với hơn 90% được thu hái tại chính các vườn chuyên canh đạt chuẩn GACP-WHO của đơn vị. Số ít còn lại được thu mua từ người đi rừng lâu năm.

Bài thuốc an toàn, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không trộn tân dược. Do đó an toàn với người sử dụng. Thuốc cũng được phối ngũ theo cơ địa của từng người do đó mọi đối tượng đều có thể dùng thuốc bao gồm cả phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh…

Trong phác đồ chữa thoái hóa khớp của Đỗ Minh Đường, các lương y kết hợp uống thuốc và vật lý trị liệu để bệnh mau chóng bị đánh bay. Phương pháp này tác động vào kinh mạch, huyệt đạo, giúp lưu thông máu và khí huyết, giảm đau nhức, giảm viêm, phục hồi vận động cho bệnh nhân.

Một liệu trình châm cứu, bấm huyệt của nhà thuốc Đỗ Minh Đường từ 7 – 10 ngày tùy theo mức độ bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân thoái hóa khớp còn được các thầy thuốc hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học và tập luyện tại nhà hợp lý để gia tăng hiệu quả điều trị.

Báo DÂN TRÍ: Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, địa chỉ chữa bệnh bằng đông y uy tín

Nhờ giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi cảnh đau đớn khó chịu, mới đây, Đỗ Minh Đường đã nhận cúp Vàng giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”. Nhà thuốc còn được nhiều kênh truyền hình mời tư vấn sức khỏe cho mọi người như VTV2 – Khỏe thật đơn giản, Sống khỏe mỗi ngày; VTC2 – Góc nhìn người tiêu dùng; kênh H1 – Vì sức khỏe của bạn.

Hiện nay, bài thuốc được bán duy nhất tại 2 cơ sở của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Người bệnh muốn dùng thuốc cần liên hệ hoặc đến trực tiếp để được khám, kê đơn bốc thuốc. Để biết thêm thông tin chi tiết về phương thuốc Xương khớp Đỗ Minh, hãy tham khảo TẠI ĐÂY.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở tuổi già do quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra theo tuổi tác. Để phòng tránh tình trạng này bạn cần phải xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, điều này giúp kéo dài thời gian thoái hóa khớp và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nên có các biện pháp giảm cân khoa học khi đang ở trong tình trạng tăng cân béo phì. Điều này giúp hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Làm việc và vận động đúng tư thế, tránh thực hiện các động tác quá mạnh một cách đột ngột sẽ dễ gây tổn thương đến các khớp và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong lao động nên mặc đồ bảo hộ và mang giày vừa vặn khi chơi thể thao để hạn chế nguy cơ chấn thương khớp.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sự dẻo dai và độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khớp bị co cứng ảnh hưởng đến vận động. Tốt nhất bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội,…
  • Lượng đường máu trong cơ thể sẽ gây tác động đến chức năng và cấu trúc của sụn, vì vậy bạn cần phải kiểm soát lượng đường bên trong máu ở mức hợp lý, không nên để nồng độ đường vượt mức quá cao.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương và sụn khớp nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra. Một bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,…
  • Tránh xa đồ ăn chiên xào chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm giàu axit oxalic, tinh bột, đồ uống có cồn và chất kích thích,…

Xem thêm: 3 NÊN – 3 KHÔNG trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoái hóa khớp

Ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác để được hướng dẫn điều trị tích cực. Nên thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe xương khớp và có các biện pháp khắc phục ngay từ sớm.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua