Viêm Xoang Hàm Có Nguy Hiểm Không? Cách Nhận Biết – Điều Trị DỨT ĐIỂM, AN TOÀN
Viêm xoang hàm là tình trang đau nhức vùng mặt kèm theo nghẹt mũi, chảy dịch. Bệnh không chỉ gây khó khăn cho việc ăn uống, nói chuyện mà còn tiềm ẩn nguy cơ điếc mũi, mù mắt, viêm não… nguy hiểm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm và điều trị hiệu quả, dứt điểm bệnh.
Viêm xoang hàm là bệnh gì?
Xoang hàm là xoang lớn nhất, nằm ngay dưới hốc mắt, ngay bên cạnh mũi. Phủ lên bề mặt xoang hàm là lớp niêm mạc với nhiều lông chuyển có nhiệm vụ làm ấm, ẩm không khí đi qua mũi và tạo cộng hưởng âm thanh hình thành giọng nói đặc trưng. Viêm xoang hàm xảy ra khi lớp niêm mạc này bị viêm nhiễm gây nên tình trang sưng đỏ, phù nề, mưng mủ, tăng tiết dịch và đau nhức.
Hình ảnh xoang hàm
Viêm xoang hàm là một trong những loại viêm xoang phổ biến nhất hiện nay, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Dựa trên vị trí, người bệnh có thể bị viêm xoang hàm trái, viêm xoang hàm phải hoặc viêm xoang hàm 2 bên. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, ăn uống và nói chuyện của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang hàm
Các triệu chứng viêm xoang hàm thường thay đổi tùy theo mức độ và thể bệnh. Thông thường, bệnh viêm xoang hàm có 2 thể sau:
Viêm xoang hàm cấp tính:
Thường xuất phát từ những nguyên nhân do viêm mủ ở răng, viêm tủy răng hoại thư, tai nạn nhổ răng đẩy chân răng vào xoang. Dấu hiệu của bệnh gồm:
- Sốt cao
- Đau nhức: Cơn đau thường xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên má, lan rộng ra cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng khi cử động mạnh, cúi người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Chảy dịch: Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng, trong sau đó chuyển thành nhầy mủ có màu trắng đục, vàng xanh và có mùi thối.
- Tắc nghẹt mũi: Nghẹt mũi ở 1 hoặc cả 2 bên.
- Triệu chứng khác: Nhức đầu, vật vã, mệt mỏi.
Viêm xoang hàm mạn tính:
Thường do các nguyên nhân viêm xoang cấp mạn tính hóa hoặc do viêm xoang trán, viêm xoang sàng lan xuống. Người bệnh có các biểu hiện:
- Đau: Cơn đau ít dữ dội hơn viêm xoang cấp, ấn vào vị trí rãnh mũi má thấy đau, nhức đầu thường xuyên
- Nghẹt mũi ở 1 hoặc cả 2 bên
- Chảy mủ vàng xanh bên bị bệnh, dịch chảy nhiều vào buổi sáng, mùi hôi thối khó chịu. Nếu người bệnh nuốt phải dịch mủ có thể gây viêm họng, viêm thanh quản, tiêu chảy…
- Mệt mỏi, thị lực giảm, nhìn mờ…
Đau ở má là triệu chứng viêm xoang hàm phổ biến
Một số triệu chứng viêm xoang hàm có thể không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý về răng, hàm, mũi xoang khác. Người bệnh cần thăm khám, tư vấn với chuyên gia để được chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới bệnh viêm xoang hàm, bao gồm:
- Nhiễm virus, vi khuẩn
- Gặp chấn thương, tai nạn ở phần xương hàm, phần sọ dưới hốc mắt
- Mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, hoại tử răng…
- Dị tật cấu trúc mũi xoang, lệch vách ngăn, polyp
- Viêm mũi dị ứng thời gian dài
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm xoang hàm:
- Bệnh nhân bị sâu răng hoặc các bệnh lý về răng miệng không được điều trị triệt để
- Người đã đi nhổ răng hoặc thực hiện các phẫu thuật răng miệng
- Biến dạng cấu trúc xoang hàm do bẩm sinh hay phẫu thuật
- Người mắc bệnh viêm đa xoang, viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm họng, viêm thanh quản…
- Người có hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai…
Bị viêm xoang hàm có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, viêm xoang hàm là bệnh lý có mức độ phức tạp và nguy hiểm cao. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến chức năng răng miệng, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng, trở thành mạn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Phổ biến nhất là:
- Các biến chứng ở mắt: Sưng viêm mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe tuyến lệ, áp xe mí mắt, viêm các mô liên kết quanh mí mắt, giảm thị lực, thậm chí gây mù mắt.
Các biến chứng ở mặt rất phổ biến ở người bị viêm xoang hàm
- Các biến chứng đường hô hấp: Xảy ra khi dịch mủ chảy xuống cổ họng gây viêm họng mãn tính, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây viêm đa xoang…
- Các biến chứng ở tai: Viêm tai giữa, viêm màng nhĩ, thủng màng nhĩ, điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Biến chứng ở não: Là những biến chứng nặng nề nhất của bệnh, gồm viêm não, viêm màng não, áp xe màng não, viêm tắc tĩnh mạch hang….
Xoang hàm có diện tích rộng, nằm ngay sát ổ mắt nên khi bị viêm, chúng dễ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Để phòng tránh các biến chứng, người bệnh nên chủ động điều trị tích cực sớm và đúng phương pháp.
Chẩn đoán và điều trị viêm xoang hàm
Trước khi điều trị, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác viêm xoang hàm. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện gồm:
- Nội soi xoang
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X – Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.
- Xét nghiệm vi sinh: Nuôi cấy dịch mủ để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh
Điều trị viêm xoang theo tây y
Đơn thuốc điều trị viêm xoang hàm theo tây y thường bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thường dùng các kháng sinh nhóm Beta Lactam hoặc Macrolid như amoxicillin / clavulanate, doxycycline, cefpodoxime…
- Thuốc kháng histamin: Loratadine, fexofenadine…
- Thuốc co mạch tại chỗ: phenylephrine 0.25% hoặc xylometazolin 0,05 – 0,1%
- Thuốc chống viêm steroid: Dexamethasone, Betamethasone
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen
Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang
Các loại thuốc trị viêm xoang hàm trên được kê đơn theo độ tuổi và mức độ nặng của từng trường hợp. Thuốc có hiệu quả nhanh nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là gây viêm thận, viêm gan, tăng men gan, viêm loét dạ dày, nhờn thuốc, kháng thuốc.
Đặc biệt, nhóm thuốc co mạch tại chỗ có thể gây xuất huyết, phù nề cuốn mũi, phụ thuộc thuốc. Để giảm các tác dụng phụ này, người bệnh không dùng thuốc kéo dài, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật viêm xoang hàm
Phẫu thuật viêm xoang hàm chỉ được cân nhắc áp dụng trong các trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc viêm xoang hàm do nấm, viêm xoang do bất thường cấu trúc, polyp. Bởi phương pháp điều trị này có thể gây nhiều rủi ro ngoài ý muốn như xuất huyết, vỡ sàn sọ, nhiễm trùng hậu phẫu…
Hiện nay, một số phẫu thuật viêm xoang hàm được áp dụng gồm:
- Phẫu thuật polyp mũi
- Phẫu thuật chỉnh hình vách mũi
- Chọc xoang để hút hết dịch mũi ra ngoài
- Thủ thuật Proetz để súc rửa khoang mũi
Mẹo dân gian chữa viêm xoang tại nhà
Chữa viêm xoang hàm bằng mẹo dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp viêm cấp tính ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể sử dụng:
- Gừng: Dùng trà gừng để uống hoặc thêm các món ăn hằng ngày.
- Lá lốt: Lấy 5 – 7 lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi nhỏ trực tiếp vào mũi 2 lần mỗi ngày.
- Nghệ tươi: Sử dụng nước cốt nghệ tươi nhỏ vào mũi để diệt khuẩn ổ viêm.
- Lá chanh: Sử dụng nước lá chanh đun sôi trong khoảng 10 phút để súc họng hằng ngày.
Một số nguyên liệu tự nhiên được dùng để giảm đau viêm xoang hàm
Các mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, dược lực của các thảo dược này không cao, không phù hợp với trường hợp viêm nhiễm nặng hoặc viêm xoang hàm mãn tính.
Bị viêm xoang hàm nên ăn gì? Kiêng gì?
Để làm giảm đau nhức, giúp bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
Bị viêm xoang hàm nên ăn:
- Thực phẩm giàu kẽm: Các loại thịt bò, trứng, thịt đỏ…
- Thực phẩm giàu vitamin: Rau củ xanh, trái cây tươi
- Thực phẩm chống viêm chứa hành, tỏi, gừng, nghệ..
- Các thực phẩm chứa nhiều omega – 3 như cá hồi, cá thu, cá tuyết, hạt lanh, hạt phỉ, quả óc chó…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện bệnh viêm xoang hàm
Các thực phẩm nên kiêng:
- Thực phẩm cay nóng chứa nhiều gia vị như ớt, mù tạt, tiêu…
- Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Đồ ngọt và các đồ uống có gas, chất kích thích, rượu bia…
- Đồ ăn, đồ uống lạnh
- Các thực phẩm cứng, đồ ăn chế biến sẵn
- Các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, tôm, cua, sò…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
Phòng bệnh
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang hàm hiệu quả, các chuyên gia chú ý người bệnh nên thay đổi những thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học hơn:
- Vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối thường xuyên
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm vitamin từ nước trái cây tươi
- Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng và bệnh tai mũi họng
- Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích thường xuyên
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, đeo khẩu trang, bảo vệ hệ hô hấp khi đến nơi đông người, nhiều bụi bẩn
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm xoang hàm. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Hãy liên hệ ngay chuyên gia để được tư vấn kịp thời khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!