Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị HIỆU QUẢ HIỆN NAY

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng viêm mũi do dị ứng với các yếu tố từ thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, chất dị ứng có trong không khí,… Bệnh thường bùng phát vào một số thời điểm cụ thể trong năm (mùa lạnh, giai đoạn chuyển mùa) và gây ra không ít phiền toái đối với sinh hoạt, lao động. 

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

HIện nhiều người bị viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một dạng viêm mũi dị ứng thường gặp. Như đã biết, viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc bị phù nề, viêm đỏ do các tác nhân dị ứng (khói thuốc, lông động vật, hóa chất, thức ăn, thuốc,…). Trường hợp viêm mũi bùng phát do dị ứng với các yếu tố từ thời tiết được gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (Hiện là GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020) cho hay, viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết lạnh. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này là do các yếu tố từ môi trường (gió lạnh, nấm mốc, phấn hoa, bụi, sợi lông,…) kích thích phản ứng dị ứng và kết quả là gây viêm niêm mạc mũi.

Tương tự như viêm mũi dị ứng thông thường, viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ miễn dịch “nhạy cảm” với các tác nhân dị ứng. Qua đó kích thích hoạt động phóng thích histamin vào niêm mạc hô hấp dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,… Ở một số trường hợp, viêm mũi dị ứng thời tiết còn có thể đi kèm với mề đay, viêm kết mạc dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết bùng phát khi có các yếu tố dị ứng (dị nguyên). Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng bị dị ứng sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Nghiên cứu cho thấy, viêm mũi dị ứng chỉ xảy ra khi có những yếu tố sau:

  • Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng là yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,… Người có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc các bệnh lý dị ứng cao hơn so với bình thường. Yếu tố này được xác định là nguyên nhân gây ra phản ứng đặc biệt của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có thể tăng lên đáng kể nếu người thân cận huyết (cha mẹ, chị em ruột, ông bà,…) mắc bệnh lý này hoặc các bệnh có cơ chế dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch là cơ quan trực tiếp gây ra phản ứng thái quá đối với các yếu tố thời tiết (không khí, phấn hoa, độ ẩm, gió,…). Các nghiên cứu cho thấy, hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ bùng phát các phản ứng dị ứng. Vì vậy, nguy cơ bị viêm mũi dị ứng thời tiết cũng có thể tăng lên đáng kể ở những đối tượng có chức năng đề kháng kém (trẻ nhỏ, người cao tuổi, người nhiễm HIV, tiểu đường).
  • Yếu tố thời tiết: Viêm mũi dị ứng thời tiết thường chỉ xảy ra vào giai đoạn mùa lạnh hoặc giai đoạn chuyển mùa, giảm nhẹ hoặc thuyên giảm hết vào thời tiết ấm. Bởi trong giai đoạn chuyển mùa và mùa lạnh, các chất dị ứng trong không khí có xu hướng tăng lên đáng kể. Hệ quả là kích thích phản ứng dị ứng và gây ra phù nề, sưng viêm niêm mạc mũi.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết có triệu chứng không quá khác biệt so với viêm mũi dị ứng thông thường. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi
  • Hắt hơi liên tục – đặc biệt là khi tiếp xúc với không khí lạnh, nấm mốc, phấn hóa,…
  • Ngứa cổ họng, ngứa mắt, có thể bị đỏ mắt và chảy nước mắt
  • Viêm mũi dị ứng thường gây tiết chảy nước mũi trong suốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bội nhiễm (nhiễm khuẩn thứ phát) có thể khiến nước mũi chuyển thành màu vàng đục.
  • Niêm mạc mũi phù nề khiến dịch tiết hô hấp chảy xuống thành sau họng, kích thích phản ứng ho, đằng hắng. Đôi khi gây khàn tiếng và ngứa cổ họng
  • Viêm mũi dị ứng thời tiết cũng có thể đi kèm với một số tổn thương da do phát ban, nổi mề đay, viêm da cơ địa,…

Dấu hiệu bệnh

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường bùng phát mạnh vào từng thời điểm trong năm (đặc biệt là mùa lạnh, không khí khô hanh, giai đoạn chuyển mùa). Khi thời tiết ấm dần, các triệu chứng của bệnh có thể tự thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn.

Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh hô hấp khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Thực tế, bệnh lý này không quá nghiêm trọng vì tình trạng viêm mũi hoàn toàn không có sự tham gia của virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu người bệnh không thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Các biến chứng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết:

  • Ù tai, nhức đầu: Các cơ quan hô hấp (tai, mũi, họng) có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi niêm mạc mũi bị sưng viêm và phù nề kéo dài, các cơ quan còn lại có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Thực tế cho thấy, tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… xảy ra thường xuyên khiến bệnh nhân dễ bị đau đầu và ù tai.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác: Viêm mũi dị ứng kéo dài khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng thường xuyên. Tình trạng tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng và gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm VA, viêm thanh quản,…
  • Hình thành polyp xoang, polyp mũi: Polyp là tổ chức tăng sản lành tính xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Ở một số trường hợp, viêm mũi dị ứng thời tiết kéo dài có thể hình thành polyp ở mũi và xoang. Mặc dù polyp là khối u lành tính nhưng tình trạng tăng sản niêm mạc có thể làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp và dẫn đến hàng loạt các vấn đề hô hấp khác.
  • Bội nhiễm vi khuẩn: Viêm mũi dị ứng thời tiết đặc trưng bởi tình trạng tăng tiết dịch hô hấp dẫn đến chảy nước mũi, hắt hơi,… Trong một số trường hợp, dịch tiết có thể bị ứ đọng trong các hốc xoang và khoang mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra bội nhiễm. Bội nhiễm khiến dịch mũi vàng đục, cơ thể nóng sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh,… Nếu không điều trị sớm, nhiễm trùng có thể lây lan sang các cơ quan kế cận hoặc thậm chí là những cơ quan xa như tim, khớp, thận,…

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bùng phát mạnh khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng nhiều và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, bệnh nhân cần có hướng chăm sóc và điều trị đúng cách để kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Hiện tại, chưa có phương pháp “cắt đứt” hết bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết. Bệnh có thể thuyên giảm dần sau khi thời tiết ổn định hoặc cũng có thể biến mất hẳn mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc bệnh lý này đều có tiến triển dai dẳng và tái phát vào một (vài) thời điểm cụ thể trong năm.

Mặc dù không thể điều trị hẳn nhưng bệnh nhân có thể giảm triệu chứng của bệnh bằng cách sử dụng thuốc và áp dụng một số biện pháp hỗ trợ. Các biện pháp được áp dụng phổ biến bao gồm:

Sử dụng thuốc Tây y hỗ trợ điều trị

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị viêm mũi dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng thời tiết nói riêng. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa – điều trị bội nhiễm (nếu có). Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng kèm với các loại viên uống hỗ trợ để nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch.

Các loại thuốc trị bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thường được sử dụng:

  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc thông dụng được sử dụng điều trị các bệnh có cơ chế dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay mẩn ngứa,… Nhóm thuốc này có khả năng đối kháng chọn lọc với histamin ở thụ thể H1. Nhờ vậy, thuốc có thể cải thiện các triệu chứng do histamin gây ra như phù nề, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi,… Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Cinarizin, Chlorpheniramin, Promethazin, Loratadin,…
  • Thuốc xịt mũi co mạch: Thuốc xịt mũi chứa các hoạt chất co mạch (Naphazolin, Xylometazolin,…) được sử dụng khi thuốc kháng histamin H1 không mang lại hiệu quả tối ưu. Thuốc có tác dụng co mạch, giảm phù nề ở niêm mạc mũi, qua đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì nguy cơ và rủi ro cao.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticoid: Tương tự như thuốc xịt mũi co mạch, thuốc xịt mũi chứa corticoid cũng có khả năng giảm phù nề niêm mạc mũi hiệu quả. Corticoid hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch tại chỗ, từ đó phát huy tác dụng kháng dị ứng và chống viêm. Tuy nhiên, thuốc cũng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp, chảy máu cam và tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội.
  • Kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây nhiễm trùng (chủ yếu là vi khuẩn). Khi dùng thuốc, cần sử dụng đều đặn trong thời gian được chỉ định để tránh tình trạng kháng kháng sinh.

Người bệnh lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng

Ngoài những loại thuốc viêm mũi dị ứng kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau, hạ sốt, viên uống bổ sung Vitamin C, Kẽm hoặc sử dụng các TPCN để hỗ trợ cho các loại thuốc điều trị chính.

Áp dụng các biện pháp hỗ trợ

Sử dụng thuốc chỉ có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh. Do đó, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ để hạn chế tình trạng lạm dụng và phụ thuộc thuốc quá mức.

Các biện pháp cải thiện viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày giúp làm dịu niêm mạc hô hấp và hỗ trợ tăng cường dẫn lưu dịch. Biện pháp này có thể cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi một cách rõ rệt. Hơn nữa, rửa mũi thường xuyên giúp loại bỏ dịch tiết hô hấp, tránh tình trạng dịch tiết ứ đọng trong các hốc xoang, mũi và dẫn đến bội nhiễm.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Viêm mũi dị ứng thời tiết chuyển biến nặng hơn thời tiết chuyển lạnh, khô hanh. Độ ẩm thấp khiến niêm mạc mũi bị kích ứng, khô và dễ ngứa ngáy. Vì vậy ngoài rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bệnh nhân có thể dùng máy tạo độ ẩm để cải thiện triệu chứng.
  • Xông mũi với thảo dược: Xông mũi với các thảo dược tự nhiên như tinh dầu tràm trà, gừng tươi, vỏ chanh, sả,… giúp làm sạch dịch tiết hô hấp. Đồng thời giảm ngứa ngáy và cải thiện tình nghẹt mũi rõ rệt. Ngoài ra, các thảo dược tự nhiên còn có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên góp phần tiêu diệt tác nhân nhiễm trùng và giảm nguy cơ bội nhiễm đáng kể.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng vật lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng bài thuốc thuốc tây, mẹo dân gian hỗ trợ, bài thuốc đông y điều viêm mũi dị ứng bằng vật lý trị liệu được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Phương pháp này đang là xu hướng điều trị của thế kỷ 21, được đánh giá an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Đặc biệt cả với trường hợp bệnh mẫn cảm với thành phần thuốc, gặp tác dụng phụ khi sử dụng tây dược. 

Những phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng vật lý trị liệu:

  • Bấm huyệt
  • Châm cứu
  • Cấy chỉ
  • Thủy châm
  • Cứu ngải
  • … 

Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc này tác động điều trị bệnh theo cơ chế: Tác động sâu bên trong, điều hòa và lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương. Nhờ đó người bệnh không chỉ giảm triệu chứng cúm, ho, sổ mũi,… do viêm mũi gây ra, còn giúp điều trị bệnh từ sâu bên trong, hệ hô hấp cân bằng tốt hơn và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Hơn nữa, người bệnh còn được thư giãn, cơ thể thoái dễ chịu khi sử dụng phương pháp trên. 

Vật lý trị liệu chữa viêm xoang cấp

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng Đông y

Theo quan niệm của Đông y, viêm mũi dị ứng là bệnh thuộc chứng tỵ trất, tỵ cừu hay tỵ uyên. Giải thích rõ hơn, với gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng thảo dược, lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết:

“Khi tỳ khí và thận khí hư hàn sẽ khiến các chất dịch trong cơ thể bị ngưng trệ, nước mũi chảy nhiều hơn. Chứng hư có thể yếu tố phong hàn hoặc phong nhiệt, làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và sinh ra bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang”.

Các tài liệu y học cổ có ghi chép lại rằng bản chất của viêm mũi dị ứng là ban hư tiêu thực ảnh hưởng bởi ba tạng chính là Phế, Tỳ, Thận. Đông y chia nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng thành các thể như Phế hư cảm hàn, thận dương hư nhược, tỵ tắc uất nhiệt, Tỳ khí hư nhược, phế thất thanh túc,…

Để điều trị căn bệnh này, Đông y sẽ tập trung vào bổ thận, đẩy lùi tà khí, tăng cường chính khí, kiện tỳ, phục hồi chức năng Phế, Tỳ, Thận, đồng thời tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Các bài thuốc đông y mang lại hiệu quả cao

Chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường tái phát vào một số thời điểm cụ thể trong năm (mùa lạnh, giai đoạn chuyển mùa). Mặc dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất lao động, học tập và sinh hoạt. Vì vậy sau khi điều trị, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Vào thời điểm chuyển mùa, nên sử dụng khẩu trang khi di chuyển và hoạt động ngoài trời để hạn chế hít phải các dị nguyên có trong không khí.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và sử dụng thiết bị lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa, nấm mốc,…
  • Chú ý súc miệng bằng nước muối và chải răng 2 – 3 lần/ ngày để loại bỏ virus, vi khuẩn và các tác nhân dị ứng.
  • Tắm nước ấm và giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi thường xuyên – nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, mùa phấn hoa.
  • Bệnh nhân cũng cần tránh tiếp xúc với những dị nguyên khác như lông chó mèo, thực phẩm dị ứng, hóa chất, khói thuốc, thuốc Aspirin,… Tiếp xúc với các dị nguyên này trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột làm tăng triệu chứng của viêm mũi dị ứng và các bệnh cơ địa khác.
  • Nâng cao sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và tập thể dục thường xuyên.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh hô hấp có liên quan đến yếu tố cơ địa. Dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái khi sinh hoạt, làm việc. Vì vậy, bệnh nhân cần tích cực điều trị và chủ động trong việc phòng ngừa bệnh tái phát.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua