VIÊM AMIDAN Là Gì? Nhận Biết Và Điều Trị Như Thế Nào? [TÌM HIỂU NGAY]

Đánh giá bài viết

Viêm amidan là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp. Nếu chăm sóc và sử dụng thuốc đúng cách, bệnh lý này có thể giảm nhanh sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên ở những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc amidan có dấu hiệu phì đại, bác sĩ buộc phải cân nhắc cắt bỏ amidan để dự phòng biến chứng.

Đừng bỏ qua: Hàng ngàn người bệnh chiến thắng viêm họng, viêm amidan nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Viêm amidan là gì?

Amidan là 2 hạch bạch huyết nằm ở 2 bên cổ họng, có chức năng ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ quan hô hấp dưới. Viêm amidan xảy ra khi cơ quan này bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập.

Bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ từ 3 – 12 tuổi. Do nằm gần kề với cổ họng nên các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với viêm họng và viêm thanh quản.

Phần lớn các trường hợp bị viêm amidan đều có mức độ nhẹ và có khả năng khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh có thể tiến triển mãn tính và gây ra hiện tượng phì đại amidan.

Hiện nay có nhiều người mắc bệnh viêm amidan
Hiện nay có nhiều người mắc bệnh viêm amidan

Triệu chứng nhận biết viêm amidan

Triệu chứng của bệnh viêm amidan phụ thuộc vào giai đoạn khởi phát bệnh: Cấp tính – mãn tính. Để nhận biết bệnh, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

1. Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính  thường khởi phát triệu chứng một cách đột ngột và có mức độ nặng nề. Các triệu chứng điển hình, bao gồm:

– Amidan sưng to và đau nhức

– Đau cổ họng

– Khó khăn hoặc đau khi nhai nuốt

– Hôi miệng

– Sốt

– Mệt mỏi

– Đau nhức tai

– Sưng hạch bạch huyết

– Khàn giọng, mất tiếng

– Hôi miệng

– Amidan có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng

Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng khác như chảy nhiều nước dãi, chán ăn, trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

Mặc dù có triệu chứng khởi phát đột ngột nhưng nếu điều trị và chăm sóc tốt, viêm amidan cấp tính có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 7 – 10 ngày.

2. Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính thường gặp ở trẻ vị thành niên và người lớn – đặc biệt là người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh thường khởi phát âm thầm nhưng dai dẳng.

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan mãn tính, bao gồm:

– Hôi miệng kéo dài

– Đau cổ họng

– Khàn tiếng

– Mất giọng

– Khó nuốt

– Vướng ở cổ họng

– Ho khan

– Khó thở

– Ngưng thở khi ngủ (với những trường hợp phì đại amidan)

Viêm amidan mãn tính hầu như chỉ gây triệu chứng tại chỗ và ít khi phát sinh các triệu chứng toàn thân như sốt, sưng hạch bạch huyết hay mệt mỏi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh thường tiến triển dai dẳng, dẫn đến hiện tượng phì đại amidan (amidan tăng kích thước) và hình thành sỏi amidan.

Có thể bạn quan tâm: Không cần cắt bỏ – Bé 10 tuổi khỏi hẳn viêm amidan nhờ bài thuốc Đỗ Minh Đường

Nguyên nhân gây bệnh và Yếu tố rủi ro

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm amidan là do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn, bao gồm:

– Virus: Virus cúm, adenovirus, virus parainfluenza, enteroviruses, virus herpes simplex,…

– Vi khuẩn: Chủ yếu là liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes/ Streptococcus nhóm A). So với virus, viêm amidan do vi khuẩn thường có mức độ nặng nề và bắt buộc phải can thiệp điều trị chuyên sâu.

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp, nhiễm trùng amidan có thể xảy ra khi có các yếu tố rủi ro như:

– Mắc các bệnh hô hấp như bệnh viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm thanh quản,…

Trẻ từ 5 – 15 tuổi có nguy cơ bị viêm amidan cao do trong thời điểm này, amidan là cơ quan có vai trò miễn dịch chính.

– Người vệ sinh răng miệng kém

– Thường xuyên dùng đồ uống và thức ăn lạnh

– Sinh sống trong môi trường ô nhiễm

– Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động

– Thời tiết thay đổi đột ngột

– Tiếp xúc thân mật với người đang bị viêm nhiễm đường hô hấp

Nguyên nhân gây viêm amidan mọi người nên biết
Nguyên nhân gây viêm amidan mọi người nên biết

Viêm amidan nguy hiểm không? Có lây không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm amidan đều thuyên giảm nhanh khi được chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng xảy ra do liên cầu khuẩn nhóm A, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:

– Sốt thấp khớp: Sốt thấp khớp là biến chứng nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn di chuyển đến khớp, tim và các mô trong cơ thể. Biến chứng này biểu hiện bởi triệu chứng sốt, cơ thể xanh xao, ăn không ngon, đau nhức khớp, phát ban nhẹ, tim đập nhanh, sưng xung quanh mắt và thở gấp.

– Viêm cầu thận: Viêm cầu thận khởi phát do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu, di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng mô thận. Biến chứng này thường tiến triển phức tạp, có thể gây rối loạn điện giải, hạ huyết áp và tử vong nếu không kiểm soát kịp thời.

Ở những trường hợp không điều trị đúng cách, nhiễm trùng amidan có thể tái phát thường xuyên, dẫn đến viêm amidan mãn tính và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng sau:

– Khó thở và ngưng thở khi ngủ: Biến chứng này xảy ra do viêm amidan kéo dài dẫn đến tình trạng amidan phì đại, gây chèn ép cổ họng và làm gián đoạn quá trình hô hấp.

– Viêm mô tế bào amidan: Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng sâu ở các mô liên kết của amidan. Tình trạng này phát sinh do nhiễm trùng amidan không được kiểm soát kịp thời, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập sâu vào các mô bên trong.

– Áp xe quanh amidan: Áp xe là một dạng nhiễm trùng nặng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của ổ mủ, gây đau nhức amidan dữ dội và làm bùng phát các triệu chứng toàn thân. Nếu không khắc phục kịp thời, áp xe có thể tự vỡ gây phù nề thanh quản, áp xe thành họng hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.

Viêm amidan xảy ra do nhiễm virus và vi khuẩn. Do đó bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt và dịch đờm của người nhiễm bệnh. Vì vậy cần giữ khoảng cách khi giao tiếp, tránh hôn môi hay sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp.

Xem thêm: Đi tìm bài thuốc “đánh tan” viêm amidan từ GỐC đến NGỌN

Các biện pháp điều trị viêm amidan phổ biến

Điều trị viêm amidan chủ yếu là cải thiện triệu chứng và nâng cao thể trạng. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn, bác sĩ buộc phải kết hợp điều trị triệu chứng với sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần hoặc có dấu hiệu phì đại, cần cân nhắc phẫu thuật cắt amidan để cải thiện chức năng hô hấp, ngăn ngừa tái phát và dự phòng biến chứng.

1. Sử dụng thuốc Tây

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm amidan chủ yếu là thuốc làm giảm triệu chứng và kháng sinh. Một số loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

– Viên ngậm thảo dược: Để giảm đau họng, bạn có thể sử dụng một số viên ngậm thảo dược chứa chiết xuất từ cam thảo, tràm trà, bạc hà, vỏ quýt, tía tô,…

– Thuốc giảm đau và hạ sốt: Thuốc giảm đau và hạ sốt (Acetaminophen) thường được dùng để cải thiện tình trạng sốt cao và đau nhức do viêm amidan gây ra. Trong trường hợp hạch bạch huyết sưng to, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau có tác dụng kháng viêm như Ibuprofen hoặc Diclofenac.

– Kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp amidan bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn. Nhóm kháng sinh thường được sử dụng chủ yếu là penicillin. Để ức chế nhiễm trùng hoàn toàn, cần dùng kháng sinh đều đặn trong 7 – 10 ngày, ngay cả khi triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn.

Thông thường khi bị viêm họng, mọi người có thói quen mua thuốc Tây về sử dụng
Thông thường khi bị viêm họng, mọi người có thói quen mua thuốc Tây về sử dụng

2. Điều trị viêm amidan bằng cách phẫu thuật cắt amidan

Cắt amidan được thực hiện khi viêm amidan tái phát từ 5 – 7 lần/ năm, amidan phì đại hoặc viêm amidan không đáp ứng với điều trị bảo tồn. Ngoài ra biện pháp này cũng có thể được cân nhắc nếu bệnh gây ra các biến chứng như khó thở, ngưng thở khi ngủ và áp xe quanh amidan.

Phẫu thuật amidan sử dụng nhiệt, sóng siêu âm hoặc tia laser nhằm cắt bỏ hoàn toàn amidan ở 2 bên hầu họng. Sau khi cắt, bạn có thể bị đau họng, khó chịu và chảy máu trong khoảng vài ngày đầu. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách, vết cắt sẽ lành hẳn sau khoảng 1 – 3 tuần.

Mặc dù là thủ thuật ngoại khoa đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên cắt amidan cũng có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu kéo dài và nhiễm trùng. Vì vậy nếu nhận thấy cơ thể sốt hơn 39 độ C, máu chảy liên tục, khát nước, giảm lượng nước tiểu, đau đầu,… bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Đọc ngay: Bệnh nhân Nguyễn Văn Khôi nói gì khi sử dụng bài thuốc trị viêm amidan Đỗ Minh Đường?

3. Chăm sóc và khắc phục tại nhà

Nếu viêm amidan xảy ra do virus, bệnh thường thuyên giảm sau khi chăm sóc và khắc phục tại nhà. Đối với trường hợp do vi khuẩn, kết hợp chế độ chăm sóc khoa học với các biện pháp chuyên sâu có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục, giúp kiểm soát biến chứng và tiến triển của bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và cải thiện viêm amidan tại nhà bạn có thể thực hiện:

– Nên nghỉ ngơi từ 1 – 5 ngày tại nhà và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.

– Uống nhiều nước (nên sử dụng nước ấm) để bù lượng nước thất thoát do nhiễm trùng, giảm viêm ở amidan, làm dịu cổ họng và giảm ho

-Súc miệng với nước muối pha loãng từ 1 – 2 lần/ ngày nhằm sát trùng, giảm đau họng và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

– Tránh tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, không khí ô nhiễm, mạt bụi, khói thuốc,… trong thời gian điều trị.

– Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm nếu thời tiết khô hanh.

– Nên bổ sung các món ăn mềm và dễ nuốt. Hạn chế thức uống lạnh, đồ ăn khô cứng và nhiều gia vị.

– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất nhằm nâng cao sức đề kháng, thể trạng và hỗ trợ ức chế nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp.

4. Trị dứt điểm viêm amidan, tăng sức đề kháng bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa khỏi viêm amidan, không kháng sinh, không tái phát đó là tiêu đề bài viết đăng trên trang 24h.com.vn ngày 17/10/2019. Vậy thực chất bài thuốc này như thế nào, chúng ta sẽ cùng phân tích từng khía cạnh một trong tiêu đề bài viết trên.

Chữa khỏi viêm amidan: Bài thuốc nam chữa viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được nghiên cứu và hình thành cách đây 150 năm. Đến nay lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020) cùng các cộng sự đã tôi ưu và hoàn thiện bài thuốc.

Bài thuốc tuân thủ đúng cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền, lấy con người làm gốc, đi sâu vào tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh để loại bỏ dứt điểm, từ đó giúp chữa khỏi tình trạng viêm amidan. Cụ thể, bài thuốc nam dòng họ Đỗ Minh chữa viêm amidan gồm:

  • Thuốc đặc trị viêm amidan: Tiêu đàm, bổ phế, chỉ khái, phong nhiệt, hạ huyết chỉ ho, hồi phục tạng hư tổn, trị bệnh tận gốc
  • Thuốc giải độc tiêu viêm: Mát gan, tiêu trừ độc tố, tái tạo tế bào lympho

Tác dụng bài thuốc viêm amidan dòng họ Đỗ Minh

Không kháng sinh: Thay vì trộn lẫn tân dược, tác dụng của bài thuốc viêm amidan dòng họ Đỗ Minh đến từ thành phần dược tính tự nhiên của 40-50 vị thuốc khác nhau như hoàng kỳ, quế chi, cát cánh, kha tử, đẳng sâm, bồ công anh, kim ngân hoa,…

Những cây thuốc này đều là Nam dược 100%, được ươm trồng tại 3 vườn thảo dược chuyên biệt Đỗ Minh Đường ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Nhờ đó, bài thuốc an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng. Khám phá vườn dược liệu sạch Đỗ Minh TẠI ĐÂY.

Xem chi tiết: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển nguồn dược liệu sạch, mục tiêu chăm sóc sức khỏe người Việt

Thành phần dược liệu đảm bảo sạch, an toàn của Đỗ Minh Đường
Thành phần dược liệu đảm bảo sạch, an toàn của Đỗ Minh Đường

Không tái phát: Thông thường việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc mẹo dân gian chỉ cho tác dụng tạm thời, ngừng thuốc là bệnh tái phát. Tuy nhiên với bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, bệnh sẽ “một đi không trở lại”. Sở dĩ như vậy bởi bài thuốc có trộn lẫn các cây thuốc có thành phần kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, cân bằng âm dương, phục hồi chức năng tạng phế. Từ đó, hệ miễn dịch của người bệnh được nâng cao, thành lập một bức rào chắn kiên cố để chống lại sự tấn công của các nguyên nhân gây bệnh.

Không chỉ hiệu quả, an toàn, chắc hẳn bất cứ ai điều trị viêm amidan tại Đỗ Minh Đường sẽ không gặp bất cứ khó khăn, bất tiện nào khi sử dụng thuốc. Bởi ngoài dạng thuốc thang bốc sẵn, bài thuốc này còn có dạng cao đặc, chỉ cần hòa tan với nước ấm rồi uống. Thuốc được đóng lọ nhỏ gọn, người bệnh có thể mang theo bên mình khi đi làm.

Với mỗi người bệnh, liệu trình điều trị sẽ khác nhau. Sau khi thăm khám cẩn thận, lương y Tuấn cùng các bác sĩ tại Đỗ Minh Đường sẽ kê đơn thuốc hiệu quả. Dưới đây là một số phản hồi của người bệnh về bài thuốc viêm amidan Đỗ Minh Đường:

Xem thêm: Phản hồi người bệnh sau khi dùng bài thuốc tai mũi họng Đỗ Minh Đường

Một số phản hồi của người bệnh về bài thuốc viêm amidan Đỗ Minh
Một số phản hồi của người bệnh về bài thuốc viêm amidan Đỗ Minh

Hiện tại bài thuốc được cung cấp độc quyền tại 2 cơ sở chính của nhà thuốc ở Hà Nội và Tp.HCM. Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc, người bệnh có thể liên hệ đến fanpage Nhà thuốc nam dòng họ Đỗ Minh ĐườngLương y Đỗ Minh Tuấn để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.

Phòng ngừa viêm amidan bằng cách nào?

Viêm amidan có khả năng tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Tình trạng tái phát thường xuyên không chỉ gây đau họng, sốt, khó chịu mà còn dẫn đến viêm amidan mãn tính và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Do đó bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

– Cần rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn – đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Bên cạnh việc chải răng, cần súc miệng với nước muối hoặc dung dịch diệt khuẩn để sát trùng và loại bỏ vi khuẩn có hại.

– Không tiếp xúc với thân mật với người nhiễm bệnh.

– Giữ ấm cơ thể, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ khi thời tiết thay đổi đột ngột.

– Vệ sinh không gian sống thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các yếu tố kích thích.

– Cân nhắc sử dụng máy lọc không khí và máy tạo độ ẩm khi cần thiết.

– Điều trị triệt để các bệnh lý hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản… Nếu không khắc phục sớm, tác nhân gây ra các bệnh lý này có thể lây lan đến amidan và khiến cơ quan này bị nhiễm trùng.

– Sử dụng khẩu trang khi di chuyển ngoài trời hoặc đến những nơi đông người.

– Hạn chế hút thuốc lá – kể cả thuốc lá điện tử.

– Nâng cao sức đề kháng bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt hợp lý và tăng cường tập thể dục thể thao.

Viêm amidan là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Nếu chăm sóc đúng cách và tích cực trong quá trình điều trị, bệnh có thể giảm nhanh chỉ sau 7 – 10 ngày. Trong trường hợp bệnh kéo dài và phát sinh biến chứng, nên tìm gặp bác sĩ để được cân nhắc về biện pháp cắt bỏ amidan.

Xem thêm: [CHUYÊN GIA TƯ VẤN] Cách chữa viêm họng, viêm amidan, giúp hơn 2000 người khỏi bệnh

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua