Nhiễm Vi Khuẩn HP Có Lây Không? Triệu Chứng, Cách Điều Trị Từ Gốc Rễ
Nhiễm vi khuẩn HP xảy ra khi vi khuẩn HP tấn công vào dạ dày. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em và là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
Nhiễm vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong đường tiêu hóa. Sau nhiều năm, vi khuẩn HP có thể dẫn đến các vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non). Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Hình dạng xoắn ốc của vi khuẩn HP có thể giúp vi khuẩn tấn công vào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi khuẩn sẽ được bảo vệ bởi chất nhầy, điều này khiến các tế bào miễn dịch không thể tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể thích nghi để sống trong môi trường có tính axit của dạ dày. Cụ thể, những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh và giảm độ axit để tồn tại.
Nhiễm khuẩn HP là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến khoảng 60% dân số thế giới. Vi khuẩn có thể cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, điều này có thể dẫn đến bệnh dạ dày bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng hoặc thậm chí là ung thư.
Nếu được chẩn đoán nhiễm khuẩn HP, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP
Nhiễm vi khuẩn HP được cho là nguyên nhân chính có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, căng thẳng, sở thích ăn cay, hút thuốc và các thói quen khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ tấn công niêm mạc dạ dày (nơi cơ thể sử dụng để tiêu hóa thức ăn) và gây tổn thương dạ dày. Khi các tổn thương nghiêm trọng, axit có thể đi qua lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét. Các vết loét này có thể chảy máu, gây nhiễm trùng hoặc ngăn thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau ở hệ thống tiêu hóa.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Hầu hết người nhiễm vi khuẩn HP không dẫn đến các triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết hoặc triệu chứng cụ thể nào. Ngoài ra, một số người có thể có khả năng chống lại tác hại của vi khuẩn HP.
Khi nhiễm trùng gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày rỗng vào ban đêm hoặc sau bữa ăn vài giờ. Cơn đau thường âm ỉ, có thể kéo dài trong vài phút hoặc hàng giờ. Ăn, uống sữa và uống thuốc kháng axit có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP khác có thể bao gồm:
- Ợ hơi quá mức
- Cảm thấy đầy hơi
- Buồn nôn
- Ợ nóng
- Sốt
- Chán ăn hoặc ăn mất ngon
- Không cảm thấy đói
- Giảm cân nhưng không rõ lý do
- Bụng phình to
Vết loét ở dạ dày có thể khiến máu chảy vào ruột và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:
- Phân có máu, có màu đỏ sẫm hoặc đen
- Khó thở
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Cảm thấy mệt mỏi mà không rõ lý do
- Da có màu nhạt
- Nôn ra máu hoặc chất dịch như bã cà phê
- Đau bụng dữ dội
Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày. Trong thời gian đầu, người bệnh thường bị ợ chua. Tuy nhiên, theo thời gian, người bệnh có thể có các dấu hiệu như:
- Đau hoặc sưng bụng
- Buồn nôn
- Không cảm thấy đói
- Cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
- Nôn mửa
- Giảm cân không rõ lý do
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP
Nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiễm vi khuẩn HP chưa được xác định. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhiễm vi khuẩn HP từ thức ăn, nước uống hoặc dụng cụ ăn uống. Tình trạng này thường phổ biến ở các cộng đồng hoặc quốc gia thiếu nước sạch và không có hệ thống thoát nước thải đạt chuẩn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.
Một số người bệnh nhiễm vi khuẩn HP trong thời thơ ấu, tuy nhiên người lớn cũng có thể nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn sống trong cơ thể nhiều năm trước khi dẫn đến các triệu chứng, tuy nhiên một số người không bao giờ bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.
Các yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP:
- Sống trong điều kiện đông đúc
- Không có nguồn cung cấp nước sạch
- Sống ở các quốc gia đang phát triển hoặc có điều kiện vệ sinh kém
- Sống với người nhiễm vi khuẩn HP
Nhiễm khuẩn HP có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn HP có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:
- Xuất huyết nội: Vi khuẩn HP có thể gây loét dạ dày tá tràng xuyên qua mạch máu và gây thiếu máu thiếu sắt.
- Tắc nghẽn: Vi khuẩn HP có thể gây hình thành các khối I chặn thức ăn ra khỏi dạ dày.
- Hình thành vết loét: Nhiễm khuẩn HP có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ dạ dày và ruột non. Điều này có thể cho phép axit dạ dày ăn mòn niêm mạc và hình thành các vết loét. Khoảng 10% người nhiễm HP sẽ hình thành các vết loét dạ dày.
- Viêm niêm mạc dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP có thể kích thích dạ dày và gây viêm dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, mặc dù nguy cơ này thường thấp.
- Thủng dạ dày: Trong các trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể xuyên thủng thành dạ dày.
- Viêm phúc mạc: Đây là tình trạng xảy ra khi phúc mạc hoặc niêm mạc bụng bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, mặc dù không phổ biến, tuy nhiên nhiễm vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP
Nếu người bệnh không có triệu chứng hoặc không có dấu hiệu viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể không thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP. Tuy nhiên người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc có tiền sử nhiễm HP trong quá khứ nên thực hiện kiểm tra.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, do đó điều quan trọng là xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh, các triệu chứng và thuốc người bệnh đang sử dụng. Để xác định tình trạng nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm như:
- Khám sức khỏe: Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể kiểm tra dạ dày để xác định các dấu hiệu đầy hơi, căng cứng hoặc đau dạ dày. Ngoài ra, các âm thanh bất thường ở bụng cũng có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn HP.
- Xét nghiệm máu: Người bệnh có thể được xét nghiệm máu để xác định các kháng thể kháng vi khuẩn HP trong cơ thể. Trong xét nghiệm này, bác sĩ có thể lấy một mẫu máu nhỏ của người bệnh để kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Ngoài ra, xét nghiệm máu chỉ chính xác nếu người bệnh chưa từng điều trị vi khuẩn HP trước đây.
- Kiểm tra phân: Bác sĩ có thể kiểm tra mẫu phân để xác định dấu hiệu vi khuẩn HP trong máu. Người bệnh có thể được yêu cầu ngừng sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton trước khi kiểm tra.
- Kiểm tra hơi thở: Để kiểm tra hơi thở, người bệnh sẽ được nuốt một chế phẩm có chứa ure. Nếu có sự hiện diện của vi khuẩn HP, vi khuẩn sẽ giải phóng một loại enzyme phá vỡ liên kết của ure và giải phóng carbon dioxide. Khí carbon dioxide sẽ được phát hiện thông qua một thiết bị đặc biệt.
- Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ đưa một ống dài mỏng có gắn camera vào miệng (hoặc mũi) để quan sát cổ họng, dạ dày và phần trên của ruột non. Quy tình này cũng có thể thu thập một mẫu mô để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn ở phòng thí nghiệm.
- Chụp X – quang Bari: Người bệnh sẽ được nuốt một chất lỏng được gọi là bari và bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang. Chất lỏng sẽ giúp bác sĩ quan sát cổ họng và dạ dày của người bệnh để xác định các dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, nếu người bệnh dương tính với vi khuẩn HP, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm ung thư dạ dày. Các xét nghiệm bao gồm:
- Khám sức khỏe tổng thể
- Xét nghiệm máu để xác định tình trạng thiếu máu (khi cơ thể thiếu hồng cầu xảy ra khi khối u gây chảy máu)
- Xét nghiệm máu trong phân
- Nội soi đường tiêu hóa
- Sinh thiết để xác định các dấu hiệu ung thư
- Thực hiện các xét nghiệm tạo hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể, chẳng hạn như chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)
Điều trị nhiễm vi khuẩn HP
Nếu vi khuẩn HP không gây ra triệu chứng, việc điều trị có thể không cần thiết. Nếu bị loét do nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần điều trị để tiêu diệt vi khuẩn, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa vết loét tái phát.
Vi khuẩn HP thường được điều trị bằng hai loại kháng sinh khác nhau cũng một lúc. Điều này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn thích nghi, kháng thuốc và trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc ức chế axit để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại. Thông thường mất khoảng 1 – 2 tuần điều trị để các triệu chứng thuyên giảm.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:
1. Thuốc Tây y điều trị nhiễm khuẩn HP
Thông thường nhiễm khuẩn HP được điều trị bằng hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc để tiêu diệt vi khuẩn và một loại thuốc khác để làm giảm axit dạ dày và chữa lành dạ dày. Ngoài ra, giảm axit dạ dày giúp kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.
Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị như:
- Kháng sinh chẳng hạn như clarithromycin, amoxicillin, tetracycline, tinidazole hoặc metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.
- Thuốc làm giảm lượng axit dạ dày chẳng hạn như esomeprazole, dexlansoprazole, lansoprazole, pantoprazole hoặc rabeprazole để hạn chế lượng axit trong dạ dày và tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
- Bismuth subsalicylate cũng có thể được sử dụng kết hợp hợp với kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Thuốc kháng histamin hóa học chẳng hạn như cimetidine, famotidine hoặc nizatidine cũng có thể hỗ trợ làm giảm lượng axit dạ dày.
Các loại thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn HP được chỉ định như thế nào còn phụ thuộc vào tiền sử bệnh và các loại thuốc người bệnh dị ứng. Có thể mất một đến hai tuần để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm trong tương lai.
Sau quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi để đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt.
Lưu ý: Các thuốc Tây y trị vi khuẩn HP trên đây tuy đem lại hiệu quả khá nhanh nhưng lại không bền vững vì đa số đều tập trung điều trị triệu chứng chứ không đi sâu xử lý gốc căn nguyên gây bệnh. Hơn nữa, thuốc rất dễ gây nhờn nếu người bệnh không kiên trì và sử dụng đúng cách.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh mãn tính lâu năm, Tây y thường không đem lại hiệu quả cao nữa. Người bệnh tốt nhất vẫn nên tìm kiếm phương pháp đặc trị thay thế để đảm bảo an toàn và có công dụng chữa bệnh cao hơn.
2. Chế độ ăn uống điều trị nhiễm khuẩn HP
Không có bằng chứng về vai trò của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, thức ăn cay, uống rượu và hút thuốc lá có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ điều trị như sau:
- Probiotics: Probiotics có trong thực phẩm như sữa chua hoặc các sản phẩm bổ sung dưới dạng viên nang có thể tăng cường vi khuẩn tốt trong ruột và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP.
- Omega 3 và omega 6: Các loại axit béo này có thể giảm viêm dạ dày và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn. Những loại axit béo này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như dầu ô liu, các loại cá béo, dầu hạt bưởi hoặc các viên nang bổ sung.
- Trái cây và rau: Trong thời gian điều trị nhiễm khuẩn HP, người bệnh có thể ăn trái cây không chua và rau luộc, vì các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa và có thể cải thiện chức năng ruột. Ngoài ra, các loại trái cây như quả mâm xôi và việt quất có thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Bông cải xanh, súp lơ trắng và bắp cải: Các loại rau này có chứa isothiocyanates, có thể chống lại I khuẩn HP và phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, các loại rau này cũng dễ tiêu hóa và hỗ trợ giảm đau dạ dày.
- Thịt trắng và cá: Các loại thịt trắng và cá chứa hàm lượng chất béo thấp, có thể tiêu hóa nhanh và ngăn ngừa tình trạng thức ăn đọng lại trong dạ dày. Các tốt nhất để tiêu thụ các loại thực phẩm này là luộc và nướng với dầu ô liu.
Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP
Người bệnh có thể hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn HP bằng một số biện pháp như:
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
- Tránh ăn hoặc uống nước không đảm bảo vệ sinh.
- Không sử dụng thức ăn chưa được nấu chín hoặc được chế biến thiếu vệ sinh.
- Tránh sử dụng thức ăn được phục vụ bởi những người chưa rửa tay.
Mặc dù căng thẳng và thức ăn cay không gây viêm loét dạ dày, tuy nhiên các loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, kiểm soát căng thẳng, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng.
Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây viêm, loét dạ dày tá tràng và một số vấn đề khác, bao gồm ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn H. pylori vẫn có thể điều trị được bằng một số loại kháng sinh khác nhau. Tốt hơn hết, người bệnh nên tìm đến những địa chỉ điều trị uy tín, an toán để có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa các tổn thương dạ dày và các vấn đề có thể xảy ra như loét, viêm dạ dày và ung thư dạ dày.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!