TRÀN DỊCH KHỚP GỐI: Triệu Chứng Và Cách Chữa HIỆU QUẢ NHẤT

Đánh giá bài viết

Tràn dịch khớp gối là bệnh lý không chỉ gây đau đớn, hạn chế khả năng vận động của người bệnh mà còn có thể dẫn đến teo cơ, dính khớp thậm chí tàn phế, bại liệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy tràn dịch khớp là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao, cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Tràn dịch khớp Gối là gì? 

Tràn dịch khớp (hay tràn dịch khớp gối) là sự tích tụ bất thường của dịch khớp chảy ra từ bên trong hoặc xung quanh khớp và thường xảy ra nhất ở khớp gối. 

Tràn dịch khớp là sự tích tụ bất thường của dịch khớp chảy ra từ bên trong khớp
Tràn dịch khớp là sự tích tụ bất thường của dịch khớp chảy ra từ bên trong khớp

Khớp gối là một trong những khớp có vai trò quan trọng, giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Trong đó, dịch khớp gối có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và nuôi dưỡng sụn khớp, giúp cho cơ thể di chuyển một cách linh hoạt hơn. 

Khi dịch tiết ở vùng khớp gối tăng lên bất thường gây dư thừa, dẫn tới tích tụ bên trong ổ khớp sẽ khiến khớp gối bị sưng, đau khó chịu, phù nề, hạn chế khả năng vận động,…

Triệu chứng của tràn dịch khớp Gối

Khi bị tràn dịch khớp gối, triệu chứng đầu tiên có thể nhận thấy là hiện tượng sưng nề đầu gối kèm theo các cơn đau sau đó. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Đầu gối sưng, phù nề và đau. Nếu so sánh hai bên đầu gối, thấy rõ bên bị đau sưng to hơn bình thường.
  • Lượng dịch tràn ra khiến người bệnh di chuyển khó khăn, cảm giác đau đớn khi đi lại.
  • Khả năng vận động giảm hẳn đi bởi khi mắc bệnh lý này việc đi lại của người bệnh rất khó khăn, không thể chạy và vận động một cách nhanh nhẹn như bình thường.
  • Có thể kèm theo triệu chứng sốt
Triệu chứng đầu gối sưng, phù nề và đau
Triệu chứng đầu gối sưng, phù nề và đau

Tùy vào tình trạng tràn dịch khớp nặng hay nhẹ nên mức độ đau cũng khác nhau. Nếu người bệnh cảm giác đau nhẹ tức là bệnh mới khởi phát, đang ở cấp độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và hầu như không thể đi lại được thì bệnh đã trở nên trầm trọng, người bệnh cần đi khám và chữa trị để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tràn dịch khớp Gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối, lương y Đỗ Minh Tuấn – Chuyên gia xương khớp GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp sau đây:

  • Do chấn thương: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tràn dịch khớp gối. Những tác động đột ngột từ bên ngoài như tai nạn, chơi thể thao quá sức gây chấn thương đầu gối,… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
  • Do nhiễm khuẩn: Hiện tượng nhiễm khuẩn do các loại virus, vi khuẩn lao, nấm, mycoplasma,… là những nguyên nhân khiến khớp gối bị tràn dịch.
  • Do lão hóa: Tuổi cao xương khớp bắt đầu lão hóa, mất đi sự dẻo dai và làm chậm quá trình tái sản sinh tế báo mới. Do đó, xương khớp dễ mắc phải các vấn đề như khô khớp, cứng khớp hoặc tổn thương ở khớp, điển hình là tràn dịch khớp gối.
  • Nguyên nhân do bệnh lý: Các bệnh lý về xương khớp ở đầu gối cũng thể gây ra tình trạng tràn dịch khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp gối, thoái hóa khớp gối,…

Cách chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Những dấu hiệu tràn dịch khớp khá giống với những tổn thương khác ở khớp gối, vì vậy để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm khi cần thiết. Cụ thể:

  • Chọc hút dịch khớp gối: Phương pháp này được bác sĩ thực hiện bằng cách chọc một cây kim dài và mỏng vào trong khớp gối, hút một ít lượng chất lỏng ra. Cách này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và đánh giá mức độ tràn dịch từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị.
Chẩn đoán bệnh bằng cách chọc hút dịch khớp gối
Chẩn đoán bệnh bằng cách chọc hút dịch khớp gối
  • Siêu âm: Sau khi siêu âm, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây tràn dịch khớp có phải do viêm khớp hay viêm dây chằng hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Khi nghi ngờ khớp sưng viêm do hoại tử vô mạch hoặc u xương ác tính bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện chụp CT.
  • Chụp Xquang: Chẩn đoán hình ảnh để xác định các tổn thương gây ra tràn dịch khớp như thoái hóa khớp, trật khớp hay u xương.

Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp phổ biến hiện nay

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn có rất ít trường hợp tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi. Vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm tránh để bệnh tiến triển trầm trọng thêm, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tràn dịch khớp phổ biến nhất hiện nay:

Bài tập cho người bị tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp có thể gây cứng khớp và làm giảm khả năng vận động của khớp. Nếu thường xuyên vận động mạnh có thể khiến bệnh nặng thêm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn được khuyên nên tập các bài tập nhẹ nhàng để hỗ trợ giảm đau. Đồng thời tránh tình trạng cứng khớp, giảm chức năng vận động của khớp.

Cách thực hiện bài tập hỗ trợ cải thiện khả năng vận động của khớp:

  • Ngồi trên ghế với tư thế chuẩn bị, cả 2 chân để vuông góc với mặt sàn
  • Sau đó nhấc chân trái lên rồi duỗi thẳng ra sao cho chân song song với mặt sàn
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây
  • Thực hiện lặp lại các động tác trên với chân còn lại. Thực hiện mỗi bên 10 lần để thấy hiệu quả.

Với các trường hợp khớp gối đã bớt đau, sưng, bạn có thể áp dụng tập thêm các bài tập khác. Tuy nhiên, nên tập luyện vừa sức, tránh các bài tập vận động mạnh hay các thực hiện các động tác khó khi khớp gối chưa lành hẳn.

Mẹo chữa tràn dịch khớp gối bằng bài thuốc dân gian

Trong trường hợp tình trạng tràn dịch khớp không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể khắc phục bằng phương pháp áp dụng bài thuốc dân gian điều trị tại nhà. Cụ thể các cách chữa tràn dịch khớp gối bằng mẹo dân gian như sau:

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm và nhiều công dụng hữu ích cho quá trình điều trị bệnh tràn dịch khớp. Ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm, trong ngải cứu còn chứa nhiều thành phần giúp bồi bổ sức khỏe, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành các mô sụn bị tổn thương do tràn dịch khớp.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Người bệnh có thể chữa tràn dịch khớp bằng ngải cứu theo các cách sau:

  • Dùng ngải cứu để đắp: Đem 1 nắm ngải cứu tươi rửa sạch, sau đó cho vào cối giã. Sau đó cho ngải cứu lên chảo sao nóng cùng với 2 thìa muối. Dùng miếng vải mỏng bọc thuốc lại rồi chườm lên khớp gối.
  • Sử dụng ngải cứu làm thuốc uống: Chuẩn bị 200gr ngải cứu tươi cùng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Ngâm ngải cứu cùng nước muối loãng, vớt ra để ráo nước. Sau đó, cho ngải cứu vào cối giã nát, chắt lấy phần nước cốt, thêm mật ong nguyên chất vào khuấy đều rồi uống trong ngày.

Chữa tràn dịch khớp gối tại nhà bằng lá lốt

Trong Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu viêm rất tốt. Ngoài ra, nhiều thành phần có trong lá lốt còn có khả năng đánh tan huyết ứ. Từ đó hạn chế được hiện tượng tụ máu tại khớp mà rất nhiều bệnh nhân tràn dịch khớp gối gặp phải. Đồng thời giúp thúc đẩy, chữa lành tổn thương ở lớp mô sụn khớp.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 15 – 30gr lá lốt tươi hoặc 5 – 10gr lá lốt khô
  • Ngâm thảo dược trong nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại cho sạch
  • Sau đó cho vào nồi, thêm nửa lít nước rồi sắc trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút
  • Bỏ bã thuốc, chia lượng nước sắc thu được khoảng 3 lần uống/ngày

Điều trị tràn dịch khớp gối từ rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng được xem là một loại thảo dược quý có tác dụng chữa bệnh và bổ sung sức khỏe. Rễ đinh lăng còn được biết đến với công dụng giải cảm, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng của bệnh xương khớp như tràn dịch khớp gối, đau nhức vai gáy,…

Điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà từ rễ đinh lăng
Điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà từ rễ đinh lăng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50gr rễ đinh lăng tươi và 1 lít nước
  • Rễ đinh lăng tươi đem rửa sạch sau đó thái lát nhỏ
  • Đun sôi nước rồi bỏ rễ đinh lăng vào, đun cho đến khi nước sắc còn lại khoảng ½ so với bàn đầu
  • Bỏ bã, lọc lấy nước và chia đều dùng để uống trong ngày

Sử dụng thuốc Tây y điều trị tràn dịch khớp

Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để điều trị tràn dịch khớp gối, bao gồm:

Điều trị tràn dịch khớp bằng thuốc Tây y
Điều trị tràn dịch khớp bằng thuốc Tây y
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Tylenol,… thường được sử dụng để kiểm soát cơn đau, sưng đầu gối.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này thường được dùng trong trường hợp nhiễm trùng (một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp) có tác dụng ngăn chặn tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng.
  • Corticosteroid: Thường sử dụng tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm viêm, giảm áp lực lên khớp gối.

Sử dụng thuốc Tây giúp người bệnh giải quyết các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên của chuyên gia trong việc điều trị và phòng tránh bệnh tràn dịch khớp

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, để hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối và phòng tránh bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung các loại vitamin khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin D, vitamin C, vitamin A,…
  • Tăng cường dung nạp thực phẩm giàu canxi và Omega 3
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá,… và hạn chế các thực phẩm chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, lựa chọn những bài tập phù hợp và vừa sức
  • Không nên mang vác quá nặng ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Trên đây là các thông tin về tràn dịch khớp, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cách ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả, dễ dàng hơn.

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
1

Zalo