TOP 11+ Thuốc Trị Nổi Mẩn Ngứa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Sử dụng thuốc trị mẩn ngứa được nhiều người lựa chọn để giảm các triệu chứng mẩn đỏ, châm chích trên da. Tuy nhiên, nhiều người bệnh gặp khó khăn trong không biết bị mẩn ngứa uống thuốc gì đạt hiệu quả tốt nhất mà hạn chế tác dụng phụ. Bài viết tổng hợp Top 11+ loại thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

11+ Thuốc trị nổi mẩn ngứa được sử dụng phổ biến

Có rất nhiều các nhóm thuốc bôi, uống được sử dụng trong điều trị mẩn ngứa ngoài da. Trong khuôn khổ bài viết này, ban biên tập đề cập đến danh sách 11+ nhóm thuốc được sử dụng phổ biên hiện nay.

1. Thuốc kháng Histamin – Thuốc trị mẩn ngứa nhanh

Hầu hết khi đi thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ da liễu sẽ kê thuốc kháng histamin trong phác đồ điều trị mẩn ngứa. Loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ ức chế sản xuất Histamin giảm viêm sưng, mẩn ngứa. Một số loại thuốc thuộc nhóm Histamin bao gồm:

  • Loratadine tiêu viêm, giảm ngứa
  • Levocetirizine Dihydrochloride giảm châm chích, ngứa ngáy
  • Fexofenadine giảm sẩn phù, mụn nhọt
  • Cetirizine giảm mẩn, mụn, giảm ngứa
Chữa mẩn ngứa bằng thuốc kháng Histamine
Chữa mẩn ngứa bằng thuốc kháng Histamine

Trong thời gian sử dụng thuốc kháng Histamine, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn và nôn, ho, táo bón, mệt mỏi, uể oải. Ngoài ra, một số thuốc kháng Histamine còn có thể gây ra tình trạng buồn ngủ cả ngày. Người bệnh cần cân nhắc dùng thuốc để tránh rủi ro không mong muốn.

Trường hợp nổi mẩn ngứa không xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc với cơ chế hoạt động mạnh mẽ hơn như:

  • Vistaril: Có công dụng cải thiện tình trạng ngứa, giảm sưng phù, nổi nhọt dưới da. Tuy nhiên thuốc sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, giảm tầm nhìn, luôn cảm thấy buồn ngủ, mất thăng bằng.
  • Clarinex: Công dụng kháng histamine cực mạnh thường là thuốc trị mẩn ngứa khắp người, các triệu chứng tiến triển mạnh, khó kiểm soát.

2. Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc chữa mẩn ngứa với thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin. Cơ chế hoạt động của thuốc Doxepin tương tự với thuốc kháng histamine liều mạnh. Trường hợp bị mẩn ngứa vô căn hoặc kéo dài dai dẳng, bác sĩ có thể kê thuốc Doxepin liều thấp hơn.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và giám sát của bác sĩ, chuyên gia. TUYỆT ĐỐI KHÔNG thay đổi liều lượng bởi thuốc có thể khiến người bệnh có suy nghĩ tiêu cực.

3. Chữa mẩn ngứa với thuốc Corticosteroid

Trường hợp da bị mẩn ngứa nhưng người bệnh không đáp ứng với thuốc kháng Histamine, bác sĩ sẽ kê thuốc Corticosteroid nhằm thuyên giảm các triệu chứng mẩn ngứa, mày đay gây ra. Thuốc Corticosteroid có tác dụng đẩy lùi, ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch. Từ đó tình trạng mẩn mụn, ngứa ngáy, châm chích giảm nhanh.

Thuốc trị mẩn ngứa Corticosteroid cần sử dụng theo đúng phác đồ của bác sĩ 
Thuốc trị mẩn ngứa Corticosteroid cần sử dụng theo đúng phác đồ của bác sĩ

Corticosteroid thường được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc tiêm tĩnh mạch. Loại thuốc này có công dụng cực nhanh nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Tăng cân béo phì; tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao. Một số người còn bị loãng xương sau khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra nếu sử dụng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc, có thể dẫn tới tình trạng:

  • Giảm hormone tuyến thượng thận
  • Giảm hệ thống miễn dịch
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng

Vì vậy, khi sử dụng thuốc trị mẩn ngứa, mề đay Corticosteroid người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

4. Thuốc trị dị ứng mẩn ngứa Dexchlophrniramin

Thuốc Dexchlophrniramin có tác dụng điều trị các triệu chứng mẩn ngứa, châm chích do dị ứng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén uống cùng nước. Một số tên biệt dược khác của thuốc Dexchlophrniramin bao gồm: Mebilamin 2mg, Dexchlophrniramine, Mekopora 2mg, Coafarmin 6mg,… 

Thuốc trị dị ứng mẩn ngứa Dexchlophrniramin phù hợp điều trị cho người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ vì vậy để sử dụng người bệnh cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ. Thuốc Dexchlophrniramin chống chỉ định với:

  • Phụ nữ đang mang bầu, sau sinh
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
  • Những người mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Người có tiền sử bị bí tiểu hoặc rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt

Khi điều trị mẩn ngứa bằng thuốc Dexchlophrniramin, người bệnh cần kiêng: rượu, bia, thuốc lá. Không sử dụng thuốc với bất kỳ loại thuốc nào khác.

5. Thuốc bôi trị mẩn ngứa, giảm châm chích

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây dạng uống, dạng tiêm tĩnh mạch thì thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương cũng là loại thuốc trị mẩn ngứa phổ biến.

Thuốc bôi trị mẩn ngứa giúp giảm triệu chứng mẩn đỏ, châm chích
Thuốc bôi trị mẩn ngứa giúp giảm triệu chứng mẩn đỏ, châm chích

Hiện trên thị trường các loại thuốc bôi ngoài da trị dị ứng mẩn ngứa, nổi mày đay như: Phenergan, Eumovate,… Trong đó:

  • Thuốc bôi Phenergan có tác dụng cải thiện vùng da bị ngứa ngáy, châm chích. Mỗi ngày người bệnh bôi khoảng 3 – 4 lần lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý, đây chỉ là liều lượng tham khảo, với mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ sử dụng lượng kem bôi khác nhau. Do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Thuốc Eumovate cũng là loại thuốc bôi trị mẩn ngứa khá hiệu quả. Số lần bôi kem được điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng thuốc Eumovate quá 2 lần mỗi tuần.

6. Thuốc trị mẩn ngứa của Nhật Daiichi Sankyo

Kem bôi trị mẩn ngứa của Nhật cũng có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng mề đay mẩn ngứa gây ra. Một số loại thuốc của Nhật bao gồm:

  • Thành phần gồm có: Tinh dầu bạc hà, hypromellose, lidocaine hydrochloride,  polyme carboxyvinyl, clorpheniramin maleat,…
  • Công dụng: Giảm các triệu chứng ngứa ngáy, châm chích, mẩn ngứa trên da do bị côn trùng cắn, trẻ nhỏ bị rôm sảy, bệnh mề đay mẩn ngứa…
  • Cách dùng: Thoa kem trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mẩn ngứa bằng nước ấm trước khi bôi thuốc. Số lần bôi mỗi ngày theo chỉ định, TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng kem Daiichi Sankyo với vết thương hở, vùng da dưới mí mắt, môi, vùng da bị xung huyết, mưng mủ.
Thuốc bôi trị mẩn ngứa của Nhật Daiichi Sankyo
Thuốc bôi trị mẩn ngứa của Nhật Daiichi Sankyo

7. Kem bôi Keratinamin của Nhật

  • Công dụng: Hạn chế tình trạng dị ứng mẩn ngứa vào mùa hè; tiêu viêm tránh gây viêm nhiễm; làm dịu vùng da bị khô, dày sừng.
  • Cách sử dụng: Sử dụng nước ấm vệ sinh vùng da bị tổn thương trước khi bôi thuốc. Mỗi ngày nên bôi khoảng 2 – 3 lần, tốt nhất nên bôi thuốc trước khi ngủ.

Sau khi bôi thuốc cần uống đầy đủ nước, dưỡng ẩm tốt cho da. Không được chà xát muối, xà phòng vào vùng da bị mẩn ngứa.

8. Thuốc bôi giảm ngứa Kobayashi Apitoberu:

  • Thành phần: Kobayashi Apitoberu được hình thành từ 23 thành phần khác nhau, 10 chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất tốt cho da khác.
  • Công dụng: Giảm ngứa ngáy, ngăn chặn tình trạng viêm da, giữ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới, giúp da không bị ăn mòn.
  • Cách dùng: Thoa kem Kobayashi Apitoberu nhẹ nhàng lên vùng da bị mẩn ngứa. Mỗi ngày sử dụng đều đặn 2 – 3 lần.
Thuốc bôi giảm ngứa của Nhật Thuốc bôi giảm ngứa Kobayashi Apitoberu
Thuốc bôi giảm ngứa của Nhật Thuốc bôi giảm ngứa Kobayashi Apitoberu

9. Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene giảm mẩn ngứa

Thuốc chữa bệnh mẩn ngứa bằng cách ngăn ngừa cơ thể giải phóng Leukotriene. Đây cũng là loại thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp cơ thể không đáp ứng được thuốc kháng Histamine.

Thuốc Leukotriene có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa do mề đay cấp tính gây ra. Đặc biệt loại thuốc này đẩy lùi triệu chứng nổi mẩn do dị ứng Aspirin hoặc dị ứng thực phẩm gây ra. Bên cạnh đó, một số trường hợp bị mẩn ngứa toàn thân do dị ứng thời tiết gây ra cũng có thể sử dụng thuốc Leukotriene để điều trị.

10. Thuốc Omalizumab – Thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa

Thuốc Omalizumab là loại thuốc Tây sử dụng đặc trị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc Histamine hoặc Corticosteroid, bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc Omalizumab.

Omalizumab có tác dụng ngăn chặn protein có tên gọi là Immunoglobulin E (IgE). IgE có thể là nguyên nhân dẫn đến phản ứng dị ứng, nổi mày đay mẩn ngứa và một số bệnh ngoài da khác.

Chú ý tác dụng phụ khi dùng thuốc Omalizumab
Chú ý tác dụng phụ khi dùng thuốc Omalizumab

Tuy nhiên người bệnh cẩn cẩn trọng khi sử dụng bởi có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, ho liên tục
  • Loạn nhịp tim, tức ngực
  • Đau bên trong tai, xuất hiện triệu chứng cảm lạnh
  • Người uể oải, mệt mỏi cả ngày.

Cần tuân thủ mọi hướng dẫn cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế gặp rủi ro khôn lường.

11. Thuốc Nam chữa mẩn ngứa mề đay

Những bài thuốc Nam được bào chế từ các vị thuốc, thảo mộc được trồng trên lãnh thổ Việt Nam. Các bài thuốc Nam có tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ. Người bệnh có thể bỏ túi một số bài thuốc Nam sau đây:

Bài thuốc chữa mẩn ngứa từ lá kinh giới:

  • Nguyên liệu: lá hòe, chi tử, liên kiều, kim ngân hoa, bạch chỉ nam mỗi vị 12g; cam thảo, cây ngũ sắc, lá vông, kinh giới, lá bưởi bung mỗi thứ 16g; thêm 20g rau má.
  • Cách dùng: Đem tất cả vị thuốc trên sắc thành 1 thang, chia mỗi ngày uống 3 lần. Không sử dụng thuốc qua đêm bởi thuốc dễ bị thiu.
Áp dụng một số bài thuốc Nam trị mẩn ngứa, mề đay
Áp dụng một số bài thuốc Nam trị mẩn ngứa, mề đay

Bài thuốc Nam từ ké đầu ngựa:

  • Nguyên liệu gồm có: ké đầu ngựa, địa phu tử mỗi thứ 8g; thêm 5g cam thảo; kim ngân hoa, cúc hoa mỗi thứ 9g
  • Cách dùng: Đem nguyên liệu sắc thành 1 thang thuốc, chia để uống 2 – 3 lần/ ngày.

Thuốc trị mẩn ngứa dứt điểm Tiêu ban Giải độc thang:

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc Đông y điều trị mẩn ngứa mề đay chuyên sâu. Bài thuốc đi sâu vào cơ thể tống tiễn mọi căn nguyên gây bệnh, đồng thời bồi bổ, phục hồi chức năng tạng phủ, tăng cường hệ miễn dịch.

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mẩn ngứa mề đay tận gốc
Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mẩn ngứa mề đay tận gốc

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được nghiên cứu và bào chế độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị khám chữa bệnh YHCT hàng đầu hiện nay. Tiêu ban Giải độc thang kết hợp cùng lúc 2 nhóm thuốc nhỏ:

  • Giải độc hoàn: Là sự hội tụ của các thảo dược Kim ngân cành, Đơn đỏ, Bồ công anh, Ké đầu ngựa… Tác dụng của bài thuốc: lương huyết, thanh nhiệt, đào thải hoàn toàn độc tố.
  • Bình can hoàn: Là sự góp mặt của các vị thảo dược đại bổ như Diệp hạ châu, Cúc tần, Ngải cứu… Bài thuốc bồi bổ cơ thể, nâng cao chính khí, tăng cường hệ miễn dịch giúp ổn định cơ địa, ngăn bệnh tái phát.

Tiêu ban Giải độc thang chiết xuất 100% thảo dược sạch, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú… Mẩn ngứa, nổi mày đay được điều trị dứt điểm sau 1 liệu trình dùng thuốc, 100% không gặp tác dụng phụ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị mẩn ngứa

Bên trên, chúng tôi gửi tới quý độc giả một số loại thuốc trị mẩn ngứa được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc, để đạt được hiệu quả cao người bệnh cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi uống thuốc. Đặc biệt với thuốc Tây y bởi loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể gây ngộ độc thuốc, sốc thuốc.
  • Không nên tự ý kết hợp uống thuốc Tây y với thuốc Đông y khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Một số đối tượng như: trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, người cao tuổi, người có cơ địa nhạy cảm, người già cần thận trọng trong việc lựa chọn thuốc chữa mẩn ngứa.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu không thấy thuyên giảm các triệu chứng, vùng tổn thương da lan rộng hơn, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
  • Song song với việc sử dụng thuốc, việc thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học là cần thiết. Điều này góp phần tăng hiệu quả của thuốc, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
  • Khi bị mẩn ngứa khắp người, cách tốt nhất là hãy chủ động đi thăm khám, điều trị sớm để tránh biến chứng về sau.

Trên đây là Top 11+ thuốc trị mẩn ngứa dị ứng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Hy vọng qua bài viết quý bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức hay, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Nổi Mẩn Đỏ Khi Vào Mùa Hè Trời Nóng & Cách Chữa Hiệu Quả

Mùa hè thời tiết nóng bức, tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh...
Dị ứng da là bệnh lý ngoài da nhiều người gặp phải

Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa Dấu Hiệu Bệnh Gì? Khắc Phục Ra Sao?

Da bị nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý ngoài da. Người bệnh cần...

Nổi Mẩn Đỏ Khi Vào Mùa Hè Trời Nóng & Cách Chữa Hiệu Quả

Mùa hè thời tiết nóng bức, tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy...

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Cách Chữa Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là hiện tượng về da khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc....

Nổi Mẩn Đỏ Ở Tay – Hiện Tượng Nguy Hiểm Không Thể Chủ Quan

Nổi mẩn đỏ ở tay là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe. Tuy nhiên,...

Bị Nổi Mẩn Ngứa Nổi Cục Khắp Người Và Cách Chữa Dứt Điểm

Bị ngứa nổi cục khắp người có thể do các bệnh da liễu gây ra như mề đay mẩn ngứa,...