Niềng răng: Hiệu quả, chi phí & Phương pháp TỐI ƯU NHẤT

4.5/5 - (2 bình chọn)

Được rất nhiều người trẻ quan tâm hiện nay – niềng răng đang là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai đang gặp phải các vấn đề về sai lệch răng. Tuy vậy, đây cũng là một quá trình tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc nên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện. Vậy niềng răng có thể mang lại những lợi ích gì, phương pháp niềng nào phù hợp với bạn và địa chỉ niềng răng uy tín sẽ được hé lộ ngay sau đây!

Niềng răng là gì? Đối tượng cần thực hiện niềng răng?

Niềng răng hay còn được gọi là chỉnh nha, là một phương pháp kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn theo lộ trình bằng việc sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng. Đây là một kỹ thuật khá phổ biến trong nhiều năm trở lại đây và được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.

Thực hiện niềng răng có thể giúp người thực hiện cải thiện được rất nhiều vấn đề về răng, cụ thể:

  • Răng hô móm
  • Răng khấp khểnh, lệch lạc
  • Răng thưa, răng chìa
  • Sai lệch khớp cắn, khớp thái dương hàm

Như vậy có thể thấy, phần lớn các vấn đề răng miệng liên quan đến thẩm mỹ đều có thể khắc phục bằng niềng răng. Nếu như trước đây, phương pháp này được xem là một hành trình đau đớn và bất tiện thì ngày nay, khi các khí cụ nha khoa đã được phát triển, niềng răng đã trở nên nhẹ nhàng, thẩm mỹ và phù hợp với nhiều đối tượng hơn.

Lợi ích sức khỏe quá trình niềng răng mang lại 

Nếu suy nghĩ niềng răng chỉ vì mục đích trở nên đẹp hơn, thì bạn đã sai lầm. Không sai khi nói rằng đây là cách để cải thiện nụ cười, khắc phục những khuyết điểm và giúp hàm răng trở nên hoàn hảo hơn. Bên cạnh đó phương pháp này còn mang lại nhiều lợi ích khác về sức khỏe như:

Cải thiện khớp cắn

Sai lệch về răng khiến khớp cắn không ăn nhập với nhau. Lệch khớp cắn về lâu dài khiến lực phân bổ lên các răng không đều nhau, khiến răng phát triển lệch lạc và có thể ảnh hưởng đến cả khớp cắn và cấu trúc toàn bộ khuôn mặt. Nhiều người bị lệch khớp cắn còn dẫn tới tình trạng đau đầu thường xuyên, các bệnh lý về nướu cũng xuất hiện nhiều hơn. 

Cải thiện phát âm

Vấn đề về nói ngọng, nói lịu một phần lớn nguyên nhân đến từ những lệch lạc trong cấu trúc bẩm sinh của hàm răng. Đặc biệt những bé răng thưa răng cửa, việc phát âm sẽ bị chi phối khá nhiều và rất khó để chỉnh sửa về sau. Nếu bố mẹ cho bé khám nha khoa định kỳ phát hiện ra tình trạng này sớm và cho con em chỉnh nha từ khi còn bé.

Phòng tránh các bệnh lý răng miệng

Niềng răng giúp các sai lệch về hàm nhai được cải thiện một cách đáng kể, việc vệ sinh răng miệng khi niềng cũng sẽ cần tỉ mỉ và chăm chút hơn nên có thể giúp phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng khá hiệu quả.

Ngoài ra, niềng răng còn có một lợi ích khác đó là lấp đầy các khoảng trống do mất răng mà không cần thực hiện trồng răng giả. Nếu trồng răng giả chỉ có chức năng thay thế răng bị mất và phục hồi chức năng nhai thì niềng răng sẽ giúp bạn khắc phục cùng lúc nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc và tình trạng răng của từng người. 

Có thể bạn quan tâm: Niềng răng trước và sau: Những thay đổi tích cực và tiêu cực

Không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ, niềng răng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

Lựa chọn phương pháp nào cũng là nỗi trăn trở của những ai đã và đang có ý định niềng răng. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng và cân nhắc trước khi lựa chọn bởi mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. 

Niềng răng sử dụng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp được sử dụng đại trà và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng các khí cụ nha khoa bao gồm mắc cài, dây cung, dây thun,.. và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác được gắn vào các răng. Mắc cài là công cụ chính, được dán lên răng bằng keo dán nha khoa, có tác dụng là điểm bám tựa cho quá trình kéo chỉnh diễn ra theo ý muốn. 

Niềng răng sử dụng mắc cài được phân thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu, cấu tạo và hình thức từng loại: 

Mắc cài kim loại

Kim loại là chất liệu chính được sử dụng hiện nay, chính xác là thép không gỉ. Mắc cài kim loại có độ chắc chắn cực kỳ tốt, mang lại hiệu quả kéo chỉnh cao. Đây cũng là loại mắc cài có mức giá rẻ nhất, tuy nhiên lại không có tính thẩm mỹ cao nên nhiều người khá e ngại khi sử dụng. Một nhược điểm nhỏ khác của mắc cài kim loại đó là dễ bị xước nước má, môi, nướu.

Mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất

Mắc cài sứ

Với chất liệu là sứ cao cấp với màu sắc trùng với màu men răng tự nhiên, mang lại tính thẩm mỹ cao khi đeo niềng. Mắc cài bằng sứ được gia công rất tỉ mỉ, với các đường nét mềm mại nên không gây nên tình trạng vướng víu hay cọ xát vào môi. So với mắc cài kim loại thì mắc cài sứ được đánh giá là khả năng chịu lực kém hơn, dễ bị vỡ nếu chịu lực tác động mạnh. Ngoài ra, men sứ cũng có thể bị ố màu thức ăn nếu không được vệ sinh một cách tỉ mỉ.

Mắc cài pha lê

Chất liệu pha lê trong suốt là một loại mắc cài niềng răng thẩm mỹ được phát triển lên từ mắc cài kim loại truyền thống. Do tính chất trong suốt nên nếu nhìn từ xa sẽ rất khó để phân biệt được bạn đang niềng răng, đặc biệt loại mắc cài này cũng không gây ố vàng răng. Tuy nhiên, nhược điểm của mắc cài pha lê đó là kích thước mắc cài khá to và có mức giá cao hơn đáng kể so với 2 loại mắc cài ở trên.

Bên cạnh đó, dựa theo cấu tạo mắc cài, niềng răng còn có thể chia theo:

Mắc cài thường

Là loại mắc cài sơ khai nhất, sử dụng dây thun để cố định dây cung trong các rãnh mắc cài. Sử dụng mắc cài thường có chi phí thấp và mang lại hiệu quả kéo chỉnh khá tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng dây thun, người thực hiện thường gặp phải tình trạng bung tuột dây cung, mắc cài và nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

Mắc cài tự buộc

Loại mắc cài này có cấu tạo tương tự với mắc cài thường nhưng đã được cải tiến hơn. Thay vì sử dụng dây thun bất tiện, mắc cài tự buộc sử dụng các chốt tự động. Các chốt tự động sẽ cố định dây cung mà không lo bị bung tuột. Việc sử dụng mắc cài tự buộc có ưu điểm là ổn định lực kéo và đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Tuy nhiên, loại mắc cài này cũng có một nhược điểm đó là khá dày nên tạo ra cảm giác cộm trong miệng.

Cuối vùng, phân loại theo hình thức mắc cài:

Mắc cài mặt ngoài

Là phương pháp hầu hết người dùng hiện nay sử dụng. Đây là cách thức dễ thực hiện, dễ theo dõi và vệ sinh hàng ngày nhưng lại không có tính thẩm mỹ như niềng răng mặt trong. Đa số các chất liệu mắc cài đều có thể sử dụng đối với niềng răng mặt ngoài, nhưng để đảm bảo thẩm mỹ, bạn có thể lựa chọn sứ hoặc pha lê trong suốt để khó phát hiện hơn.

Mắc cài mặt lưỡi

Thực hiện tương tự như niềng răng truyền thống nhưng các mắc cài được lắp ở phía mặt trong của răng và dường như không lộ khi nói, cười. Đây là hình thức niềng răng cần nhiều kỹ thuật và bác sĩ phải có chuyên môn giỏi mới có thể thực hiện được, mức chi phí cho phương pháp này cũng khá cao, do vậy trước khi thực hiện bạn nên cân nhắc thật kỹ.

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài là hình thức niềng tiên tiến được phát triển nhằm mang lại tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng – vấn đề hầu hết người đeo niềng đều quan tâm. Thay vì sử dụng mắc cài, phương pháp này sử dụng các khay trong suốt được thiết kế theo khuôn răng của mỗi người.
Với khay niềng này, dường như bạn sẽ không có cảm giác đang đeo niềng, người khác nhìn vào cũng khó có thể nhận ra. Mỗi ngày, bạn sẽ cần đeo khay tối thiểu 20 – 22 tiếng, chỉ tháo ra khi vệ sinh răng và khi ăn. Đổi lại, chi phí cho các khay niềng trong suốt khá cao, thường chỉ phù hợp với những người có điều kiện kinh tế dư dả.

Một vài phương pháp niềng răng không mắc cài phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

Niềng răng Invisalign

Đây là phương pháp chỉnh nha tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng các khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng người. Khay Invisalign được sản xuất tại nhà máy độc quyền của hãng tại Hoa Kỳ thông qua các thông số kỹ thuật phân tích dấu răng của từng bệnh nhân.

Sử dụng phương pháp niềng răng invisalign, bạn có thể theo dõi được sự thay đổi của cung hàm thông qua một đoạn video ngắn mô phỏng bởi phần mềm lập phác đồ điều trị. Các khay niềng sau khi sản xuất sẽ được chuyển về Việt Nam và giao đến tận tay khách hàng. Bạn có thể tự mình thay khay niềng tại nhà theo số thứ tự đánh dấu và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Công nghệ niềng răng tiên tiến nhất hiện tại

Niềng Ecligner

Ecligner cũng tương tự như phương pháInvisalign, đó là một dạng khay niềng răng trong suốt nhưng có xuất xứ từ Hàn Quốc. Khay niềng Ecligner được làm từ chất liệu PET-G không độc hại, an toàn tuyệt đối với con người.

Khi thực hiện chỉnh nha Ecligner, bệnh nhân sẽ được lấy dấu răng bằng máy quét 3D sau đó chuyển thông tin đến nhà máy chế tác để chế tác khay niềng bằng phần mềm chuyên dụng. Chi phí niềng răng Ecligner thấp hơn so với Invisalign nhưng so với phương pháp mắc cài truyền thống vẫn cao hơn khá nhiều.

Niềng răng Clear Align

Clear Align là phương pháp chỉnh nha không mắc cài được sản xuất tại Việt Nam, dựa trên phương pháp Invisalign của Đức. Trước đây, Clear Align được sản xuất thủ công dựa trên dấu răng của từng người; tuy nhiên hiện tại công nghệ sản xuất khay niềng Clear Align đã tiên tiến hơn bằng việc đầu tư phần mềm phân tích dịch chuyển răng theo số liệu gần như chính xác hoàn toàn.

Về tính thẩm mỹ, phương pháp Clear Align không hề kém cạnh so với Invisalign hay Ecligner tuy nhiên thời gian điều trị sẽ kéo dài lâu hơn. Giá thành của phương pháp thấp nhất trong các loại niềng răng không mắc cài nhưng vẫn nhỉnh hơn so với niềng răng truyền thống.

Độ tuổi vàng để niềng răng? Bao nhiêu tuổi có thể niềng răng?

Niềng răng sớm sẽ giúp trẻ khắc phục được nhanh chóng và hiệu quả hơn các tình trạng răng lệch lạc và hạn chế tối đa những ảnh hưởng về sau đối với răng vĩnh viễn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được rằng thời điểm vàng để niềng răng cho bé là lúc bao nhiêu tuổi? Và liệu chỉnh nha ngành quá sớm có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của răng và hàm hay không? 

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam (Gọi tắt là Viện nha khoa Vidental), việc niềng răng quá sớm khi và các răng vĩnh viễn chưa cố định và xương hàm vẫn còn chưa hoàn thiện sẽ không được khuyến khích. Bởi lẽ lúc này răng của các bé còn rất yếu và không thể chịu được lực kéo từ khí cụ nha khoa. Vậy nên các bố mẹ nên để hàm răng của trẻ phát triển một cách hoàn thiện, rồi mới chỉnh nha cho bé. 

Thời điểm thích hợp để niềng răng phụ thuộc vào từng đối tượng và sự phát triển của mỗi người. Ví dụ, có những bạn nhỏ 12 tuổi đã phát triển khung hàm hoàn thiện, nhưng cũng có những bé đến tận 15 tuổi khung xương mới bắt đầu ổn định. Vì thế, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra một cách chi tiết và chính xác nhất. 

Thông thường độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 12 – 16 tuổi, lúc này các răng vĩnh viễn đã hoàn thiện cơ bản, khung xương hàm chắc chắn và có thể chịu được lực kéo. Bên cạnh đó chân răng cũng chưa quá “cứng đầu” nên việc kéo chỉnh răng còn khá dễ dàng. 

Thực hiện chỉnh nha ở giai đoạn này các bác sĩ phải tính toán rất kỹ lưỡng để các tác động được diễn ra một cách nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. 

Ngoài ra cũng có rất nhiều thắc mắc rằng bao nhiêu tuổi thì có thể niềng răng? Thực tế phương pháp này có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thực hiện càng sớm hiệu quả đạt được càng cao. 

Ví dụ các bé 16, 17 tuổi khi thực hiện chỉnh nha sẽ có hiệu quả cao hơn so với những người trưởng thành 22 – 23 tuổi. Và những người đã ngoài 25 tuổi hiệu quả chỉnh nha sẽ giảm đi khá nhiều, vì lúc này chân răng đã cố định và cần phải tác động một lực mạnh để có thể di chuyển. Hơn nữa, sau này răng vẫn có thể chạy lại vị trí ban đầu nếu như không tuân thủ việc đeo hàm duy trì sau niềng.

Đừng bỏ lỡ: Niềng răng cho trẻ: Những vấn đề cha mẹ cần phải nắm rõ

Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu sớm độ tuổi có thể niềng răng cho bé

Chi tiết các bước trong toàn bộ quá trình niềng răng

Quy trình niềng răng cũng là thắc mắc chung của khá nhiều người đang có ý định thực hiện. Việc tìm hiểu về quy trình sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian và chuẩn bị tinh thần cho một quá trình kéo dài lên đến một vài năm. Về cơ bản, quy trình chỉnh nha sử dụng mắc cài sẽ diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Khám và tư vấn

Để biết được bản thân có thể thực hiện chỉnh nha hay không và hiệu quả chỉnh nha đạt đến bao nhiêu %, người bệnh bắt thuộc phải thực hiện bước khám răng tổng quát. Bạn sẽ cần thực hiện chụp Xquang răng chuyên biệt để các bác sĩ có hình ảnh trực quan, cũng như nhận định chính xác nhất về răng và xương hàm của từng người. 

Bước 2: Lấy dấu răng + Xây dựng phác đồ điều trị

Bác sĩ sẽ dùng dấu răng này để nghiên cứu kỹ hơn về tình trạng răng và đưa ra phương án, thiết kế mắc cài, tính toán lực kéo để cải thiện các vấn đề vốn có. 

Bước xây dựng phác đồ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình niềng răng. Thông qua phác đồ, về cơ bản bác sĩ có thể kiểm soát được sự dịch chuyển qua từng giai đoạn của răng. 

Bước 3: Gắn mắc cài

Sau khi đã có bộ mắc cài của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành bước gắn mắc cài cố định lên răng. Mắc cài sẽ được gắn lên trung tâm của răng bằng keo dán nha khoa. Phần keo này khá chắc chắn để giúp mắc cài không bị dịch chuyển vị trí khi kéo chỉnh bằng dây cung.

Bước 4: Chỉnh nha định kỳ

Thông thường sau khoảng 2 – 4 tuần, người bệnh sẽ có lịch hẹn chỉnh nha với bác sĩ. Ở mỗi lần hẹn, các bác sĩ sẽ thực hiện thay dây cung, kéo chỉnh dây cung để các răng đang ở vị trí lệch lạc dần trở về đúng vị trí thẳng hàng. 

Người bệnh tuyệt đối nên tuân thủ thời gian khám định kỳ để được theo dõi và kiểm soát sự di chuyển của răng. 

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Khi các bác sĩ nhận thấy răng đã có sự ổn định, đúng theo định hướng ban đầu, tức là bạn đã có thể kết thúc quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên với những trường hợp niềng răng ở người trưởng thành, bạn sẽ cần đeo hàm duy trì một cách thường xuyên để đảm bảo răng không bị chạy trở lại vị trí ban đầu. Hãy thực sự tuân thủ đeo hàm duy trì nếu không công sức bấy lâu bỏ ra sẽ không cánh mà bay.

Tuân thủ quy trình niềng răng - chỉnh nha để đạt hiệu quả tốt nhất

Đối với những bạn thực hiện niềng răng bằng khay niềng trong suốt, bạn vẫn sẽ cần trải qua bước khám tư vấn và lấy dấu răng. Tuy nhiên sau đó, thông số răng của bạn sẽ được chuyển đến trung tâm chế tác khay niềng để thiết kế ra bộ khay niềng dành riêng cho từng người. Bộ khay thường có tổng cộng 20 – 50 khay được đánh số theo thứ tự

Người bệnh sẽ có thể tự thay khay niềng tại nhà sau mỗi 2 tuần chỉ cần đảm bảo theo thứ tự được đánh dấu. Và với phương pháp này, bạn sẽ không phải thường xuyên đến gặp nha sĩ mà hoàn toàn chủ động với quá trình chỉnh nha của bản thân.

Giá niềng răng là bao nhiêu? Bao gồm các khoản nào?

Giá niềng răng luôn là thắc mắc chung của rất nhiều người bởi như đã biết mức giá trung bình trên thị trường không hề rẻ. Mức giá này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, cụ thể:

  • Địa chỉ nha khoa
  • Tay nghề, trình độ bác sĩ
  • Chất liệu mắc cài
  • Kỹ thuật niềng răng
  • Tình trạng răng miệng từng người

Cụ thể, mỗi nha khoa sẽ có mức phí niềng khác nhau, chênh lệch trong khoảng 5 – 10 triệu đồng. Dưới đây là mức giá trung bình được chúng tôi tổng hợp lại.

  • Giá niềng mắc cài kim loại thường: 25 – 35 triệu đồng/ 2 hàm
  • Giá niềng mắc cài kim loại tự buộc: 30 – 45 triệu đồng/ 2 hàm
  • Giá niềng mắc cài sứ thường: 40 – 45 triệu đồng/ 2 hàm
  • Giá niềng mắc cài sứ tự buộc: 50 – 60 triệu đồng/ 2 hàm
  • Giá niềng mắc cài mặt trong: 55 – 85 triệu đồng/ 2 hàm
  • Giá niềng invisalign trong suốt: 100 – 120 triệu đồng/ 2 hàm

Do mức giá khá cao nên rất nhiều người còn đắn đo có nên thực hiện niềng răng hay không. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi hầu hết các phòng khám nha khoa hiện nay đều có chính sách trả góp từng tháng, để phần nào giảm bớt gánh nặng về tài chính cũng như tạo niềm tin cho khách hàng đến cuối liệu trình.

Bên cạnh giá niêm yết, một vài nha khoa cũng sẽ tình chi phí thêm cho các dịch vụ, khí cụ đi kèm khác, ví dụ như:

  • Chi phí trám răng, chữa tủy răng, điều trị bệnh lý nha chu,…
  • Chi phí lấy cao răng, đánh bóng răng,…
  • Chi phí cho minivis, hàm duy trì,…

Chưa kể, nếu niềng răng bạn cũng sẽ cần sắm sửa thêm kha khá dụng cụ vệ sinh răng khác, cũng sẽ tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn, lên đến vài triệu đồng.

Giải đáp thắc mắc liên quan đến quy trình niềng răng

Bên cạnh chi phí chỉnh nha, nhiều người cũng đặc biệt quan tâm đến cảm nhận và trải nghiệm trong quá trình niềng răng. Sau đây là những thắc mắc điển hình nhất mà bất kỳ ai có ý định niềng răng cũng từng trăn trở.

Niềng răng có đau không?

Chắc chắn quá trình niềng răng sẽ gây đau và mức độ cơn đau sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Chúng ta có thể hiểu rằng, khi một chiếc răng đang ở vị trí vốn có của nó, cần dịch chuyển sang một vị trí khác, không thể không gây tác động lên chân răng. Chân răng lại là nơi gắn liền với rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm nên việc bị đau nhức là điều không tránh khỏi.

Thời gian đầu khi mới gắn mắc cài sẽ là lúc người bệnh cảm thấy đau nhức nhất, tuy nhiên sau khoảng 1 – 2 tuần, hàm đã quen dần, cơn đau sẽ dần biết mất. Tuy nhiên, sẽ có những giai đoạn nhất định mà bạn cần chuẩn bị tâm lý trước:

  • Giai đoạn đặt chun tách kẽ
  • Giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài
  • Thời điểm nhổ răng để tạo khoảng trống
  • Sau mỗi lần chỉnh nha định kỳ

Tuy nhiên, để có được một hàm răng như ý, bạn hãy chịu khó một chút, trường hợp quá đau có thể xin ý kiến bác sĩ và sử dụng một vài loại thuốc giảm đau tức thời.

Niềng răng có nhổ răng không? Có nhổ răng khôn không?

Đa số các ca niềng đều cần thực hiện nhổ răng để tạo khoảng trống siết răng. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng, ở trạng thái bình thường răng đã mọc rất sát nhau, nếu muốn có chỗ để di chuyển bắt buộc phải có khoảng trống. Và để có khoảng trống tất nhiên phải tiến hành nhổ răng. Trừ những trường hợp cung hàm rộng hoặc niềng răng để cải thiện răng thưa, có thể bạn sẽ không cần nhổ răng. Còn lại các ca hô móm, khấp khểnh, lệch lạc đều cần nhổ răng.

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 ở cả hàm trên và hàm dưới, đây là răng không có quá nhiều chức năng nhai và không gây ảnh hưởng quá lớn đế toàn bộ cung hàm. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm với các kỹ thuật nhổ răng hiện đại ngày nay.

Đối với răng khôn, niềng răng sẽ không bắt buộc phải nhổ. Tuy nhiên, với các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm vào răng số 7 thì các bạn nên nhổ càng sớm càng tốt.

Tham khảo ngay: Vidental – Hệ sinh thái nha khoa “CÓ ĐỦ CẢ” đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Niềng răng bao lâu thì xong?

Một ca niềng răng cơ bản sẽ kéo dài khoảng 18 – 36 tháng, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng răng mỗi người. Cụ thể, với những người có răng yếu, xương hàm mỏng, thời gian chỉnh răng sẽ dài hơn; răng bị lệch lạc nhiều, hô móm nặng cũng cần nhiều thời gian hơn.

Đặc biệt những người đã lớn tuổi niềng răng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các bạn trẻ. Cụ thể thời gian chỉnh nha sẽ được trao đổi sau khi các bác sĩ khám và xem phim chụp của bệnh nhân, vì thế đừng ngại đến phòng khám nha khoa để khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.

Mỗi người sẽ cần một thời gian nhất định để chỉnh nha

Có thể thực hiện niềng răng 1 hàm hay không?

Bởi chi phí niềng răng khá lớn và rất nhiều người chỉ gặp một vài khuyết điểm nằm trên 1 hàm răng, do vậy đây là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người. Trong một vài trường hợp rất đặc biệt, chỉ cần điều chỉnh rất ít răng trên hàm và không ảnh hưởng đến khớp cắn vẫn có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, hầu hết đối với các ca niềng khi di chuyển răng trên cung hàm cũng sẽ khiến khớp cắn theo đó thay đổi. Nếu chỉ thực hiện chỉnh nha 1 hàm sẽ gây nên những vấn đề sức khỏe về sau như mòn răng, chấn thương khớp cắn,…

Lưu ý quan trọng khi thực hiện niềng răng

Như đã biết, quá trình niềng răng sẽ rất tốn kém về cả thời gian và tiền bạc, do vậy không ai muốn rơi vào trường hợp bị niềng răng hỏng. Do đó, những lưu ý sau đây sẽ rất cần thiết cho những ai đang có ý định chỉnh nha.

Tìm hiểu kỹ về bác sĩ trước khi niềng răng

Tay nghề bác sĩ quyết định gần như là hoàn toàn hiệu quả và khả năng thành công của các ca niềng. Ngay từ bước chẩn đoán và đưa ra phác đồ, các bác sĩ đã phải nắm được tình hình ca bệnh và đưa ra phương án phù hợp nhất với từng đối tượng. Quá trình chỉnh nha theo đó cũng cần có sự giám sát của các bác sĩ nếu muốn đi theo đúng liệu trình đã vạch ra.

Do hiện nay các cơ sở nha khoa trên thị trường mọc lên như nấm, kéo theo những mập mờ về chất lượng đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Khi bạn có càng nhiều sự lựa chọn, bạn càng phải cẩn thận và tìm hiểu một cách kỹ càng hơn.

Niềng răng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Khi đeo niềng, răng của bạn sẽ khá yếu và không thể cắn, xé hay nhai thức ăn như bình thường, bạn sẽ cần đặc biệt chú ý hơn về chế độ ăn uống, cụ thể:

Nên ăn:

  • Các loại thực phẩm dạng mềm, dạng lỏng
  • Các món ăn được chế biến từ bơ, sữa, phô mai
  • Đối với thịt nên thái nhỏ, xay trước khi chế biến
  • Các món rau củ nên hấp mềm
  • Thay vì ăn trái cây có thể chuyển sang uống nước ép, sinh tố trái cây

Không nên ăn:

  • Các thực phẩm dai, cứng, cần dùng nhiều lực ở răng
  • Các thực phẩm giòn, các loại hạt
  • Các thực phẩm dẻo, dính
  • Các món ăn cần đến lực xé của răng cửa
  • Các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi niềng răng

Cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng

Việc chăm sóc răng trong giai đoạn niềng là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ các khí cụ nha khoa sẽ khiến thức ăn dễ bám hơn, khó vệ sinh hơn và phải dùng đến các dụng cụ hỗ trợ khác. Những ai đang niềng răng nên đặc biệt lưu ý các vấn đề về chăm sóc răng như sau:

  • Hạn chế tối đa việc dùng các răng cửa, răng phía trước để cắn xé thức ăn
  • Đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt
  • Nếu bị khí cụ nha khoa gây xước miệng cần có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt, tránh để vết loét lan rộng.
  • Uống nhiều nước, tránh để bị khô miệng
  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, bàn chải chuyên dụng cho người đeo niềng
  • Chải răng theo thứ tự các mặt, từ trong ra ngoài, chải kỹ ở các khe mắc cài
  • Sử dụng bàn chải kẽ để chải sạch các kẽ răng và 2 bên mắc cài
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm
  • Đầu tư máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch
  • Lựa chọn loại nước súc miệng giúp bảo vệ răng chắc khỏe

Niềng răng ở đâu uy tín, được đánh giá tốt?

Lựa chọn địa chỉ bệnh viện, nha khoa cũng là một bài toán khó với hầu hết những người đang có ý định thực hiện niềng răng. Tiêu chí đặt ra là các bệnh viện, phòng khám phải có đội ngũ chuyên môn giỏi cùng trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ. Đây là những yếu tố tiên quyết để một ca niềng có thể diễn ra một cách suôn sẻ.

Gợi ý cho bạn: Niềng răng ở đâu uy tín: TOP 14 địa chỉ nhiều người lựa chọn nhất

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Là bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa răng hàm mặt, hiện đang có 2 cơ sở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, BV Răng Hàm Mặt TW là địa chỉ đặc biệt uy tín mà hầu như người bệnh nào cũng biết đến. Bên cạnh chuyên môn điều trị, các bác sĩ của bệnh viện cũng là những người có tay nghề cao trong chỉnh nha niềng răng với rất nhiều ca niềng thành công, được đánh giá rất tốt.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đây là bệnh viện vừa thực hiện công tác khám chữa bệnh, vừa thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y. Không khó hiểu khi đây là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu trong hầu hết mọi chuyên khoa, trong đó có khoa Răng Hàm Mặt và cụ thể hơn là niềng răng chuyên sâu.

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam 

Viên Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam – Vidental được biết đến với mô hình hệ sinh thái nha khoa phức hợp toàn diện đầu tiên ở nước ta. Vidental với sứ mệnh mang lại giải pháp răng miệng hoàn hảo cho mọi đối tượng thông qua các gói dịch vụ khám chữa, tư vấn phục hình, chỉnh nha, định hình răng,…

Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ là nơi đảm nhiệm thực hiện các dịch vụ nha thẩm mỹ, trong đó có niềng răng chuyên sâu. Trung tâm là đơn vị đi đầu trong ứng dụng các công nghệ nha khoa mới nhất trong các bước xây dựng phác đồ chỉnh nha nhằm giúp người bệnh nhìn thấy trước được kết quả của bản thân. 

Viện Nha Khoa Vidental hoạt động theo mô hình hệ sinh thái đa chiều phức hợp bao gồm các dịch vụ Thẩm mỹ – Điều trị – Nha trẻ em – Nghiên cứu chế tác – Đào tạo. Mỗi một dịch vụ sẽ được một trung tâm riêng biệt đảm nhiệm, tất nhiên sẽ có sự hỗ trợ chuyên môn lẫn nhau để đảm bảo mang lại cho người bệnh những gói giải pháp điều trị tối ưu nhất. 

Dành cho bạn: Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ Vidental: “Làn gió mới” cho lĩnh vực Nha khoa Thẩm mỹ

Hệ sinh thái toàn diện của Viện nha khoa Vidental

Đây được xem là lợi thế đặc biệt giúp Vidental khác biệt so với phần lớn các phòng khám nha khoa hiện có. Sự hỗ trợ từ các bác sĩ với chuyên môn sâu ở từng lĩnh vực giúp mọi ca niềng răng đều được chăm sóc không chỉ là mặt thẩm mỹ mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe.

Ngoài ra, Vidental cũng được khách hàng lựa chọn và tin tưởng nhờ chính sách bảo hành dài hạn, dịch vụ đồng hành trọn đời giúp tất cả mọi người đều có được nụ cười và gìn giữ nụ cười đó một cách trọn vẹn nhất.

Đừng bỏ lỡ: Trải nghiệm dịch vụ nha khoa thẩm mỹ tại Hệ sinh thái Nha khoa tiêu chuẩn Vidental

Để tìm hiểu thêm thông tin về Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam, vui lòng xem thêm tại: 

Được biết đến là một trong các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ đòi hỏi sự kiên trì nhất định, niềng răng có thể mang lại cho bạn một hàm răng hoàn hảo, một nụ cười tự tin và thần thái rạng ngời. Hãy tìm hiểu thật kỹ về nhu cầu của bản thân mình cũng như đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất.

Tin liên quan:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua