Hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị AN TOÀN
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là rối loạn tiêu hóa về chức năng. Đây là nỗi khổ “khó nói” thậm chí là “ám ảnh” của nhiều bạn đọc vì phải thường xuyên “ghé thăm” nhà vệ sinh. Không những thế, hội chứng này là bệnh lý kéo dài rất dai dẳng, nhiều người than phiền uống thuốc không đỡ. Vì thế trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu HCRKT là gì cũng như phương pháp điều trị vĩnh viễn nỗi khổ sở mà bệnh này gây ra.
Hội chứng ruột kích thích là gì? 5 triệu chứng CẢNH BÁO bạn mắc bệnh
Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt, là một rối loạn phổ biến và rất hay gặp, ảnh hưởng đến chức năng ruột già (đại tràng). Đây là một bệnh mãn tính, rất khó điều trị và thường xuyên tái đi tái lại.
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT phổ biến hiện nay chính là dựa trên tiêu chuẩn Rome III (2006), yêu cầu bệnh nhân phải có tình trạng đau bụng thường xuyên ít nhất 1 ngày/ tuần trong 3 tháng trước đó.
Theo hội Y văn, khai thác bệnh sử một cách tỉ mỉ chính là chìa khóa để thiết lập chẩn đoán hội chứng ruột kích thích một cách chuẩn xác. Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
Thay đổi thói quen đi tiêu:
- Táo bón khiến cho phân bị cứng và nhỏ, đại tiện rất đau.
- Bị tiêu chảy, phân lỏng, ít, đi đại tiện nhiều lần.
- Buồn đi vệ sinh sau khi ăn.
- Tiêu bón và tiêu chảy
Đau bụng
Các vị trí đau thường gặp có thể vùng bụng dưới,góc phần từ dưới bên trái, những cơn đau diễn ra rất bất bợt và thường đau một cách âm ỉ. Cụ thể, ăn cũng có thể khởi phát cơn đau. Chỉ có đi đại tiện mới giảm bớt cau đau.
Chướng bụng
Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gia tăng vòng bụng. Người bệnh thường xuyên bị khó chịu trước tình trạng bụng bị chướng.
Phân sau khi đi vệ sinh thường có nhớt trong hoặc nhớt màu trắng
Các triệu chứng khác như:
- Khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, rối loạn chức năng tình dục, tiểu mót, tiểu nhiều lần.
- Đau dữ dội khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt.
Dù các triệu chứng này có lúc nghiêm trọng, được cải thiện thậm chí là mất đi hoàn toàn thì HCRKT vẫn được xem là một tình trạng mãn tính.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh rất lành tính và “thủ phạm” gây ra đa phần là những nguyên nhân cơ năng như:
- Cơ thể căng thẳng, stress quá độ: Thần kinh căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều, cơ thể lo âu khiến cho hội chứng ruột kích thích biểu hiện nặng hơn.
- Do sử dụng các loại thực phẩm mất vệ sinh, sử dụng thuốc kích thực, thực phẩm.
- Di nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khiến cho ruột già bị kích ứng thường xuyên đau bụng, khó tiêu.
- Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.
- Sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Có thể do yếu tố di truyền khi gia đình bạn có bố mẹ, ông bà bị mắc hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thước chủ yếu là những người trẻ, có lối sống, sinh hoạt bừa bãi, không khoa học.
Hoặc người thường xuyên bị lo âu, trầm cảm, tinh thần không ổn định. Đặc biệt hơn, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới rất nhiều lần.
Khi nào cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị
Từ những cảnh báo ở trên, nếu bạn cảm thấy cơ thể mình có những sự thay đổi về thói quen đi “cầu” hoặc bất cứ dấu hiệu nào của hội chứng ruột kích thích thì cần phải liên hệ ngay đến bác sĩ, vì nếu bệnh để lâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là ung thư đại tràng.
Khi bạn bắt đầu chảy máu trực tràng, đau bụng ngày càng nhiều và xảy ra dữ dội vào ban đêm, sụt cân trầm trọng thì đừng ngần ngại đi khám bệnh. Các bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao sẽ giúp bạn phòng tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
Các phương pháp phổ biến hay dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích
Vì nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích không rõ ràng và cụ thể nên các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm các triệu chứng viêm đại tràng, đại tràng co thắt… để bạn có thể tận hưởng chất lượng sống.
Sử dụng thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng nhưng không nên LẠM DỤNG
100 người bị HCRKT thì có đến 90 người tìm đến thuốc Tây để điều trị với hy vọng có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Một số loại thuốc có tác dụng rất nhanh và được chuyên gia khuyên dùng như:
Thuốc điều trị táo bón
- Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung chất xơ như natufib.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: giúp nước được giữ lại trong đại tràng, làm mềm phân để dàng khi đi đại tiện.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: kích thích các cơ quanh ruột co bóp và đẩy lùi phần đi qua đại tràng.
Thuốc điều trị tiêu chảy
Các loại thuốc tiêu chảy được kê toa có thể giúp kiểm soát rất tốt tình trạng tiêu chảy như loperamide và cholestyramine (chất kết dính axit mật).
Thuốc kháng acetylcholin và chống co thắt
Làm giảm các cơn đau tột cùng do co thắt ruột gây ra. Một số thuốc hay sử dụng như: hyoscine butylbromide, dipropyline.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, viêm loét dạ dày. Thậm chí, bệnh chỉ “biến mất” sau một thời gian ngắn rồi lại tái phát.
Sử dụng mẹo dân gian chữa hội chứng đại tràng co thắt: Lành tính nhưng chưa chắc đã khỏi
Bên cạnh thuốc tây, rất nhiều người bị viêm đại tràng co thắt sử dụng các mẹo dân gian. Phương pháp này cực kỳ thân thiện, sử dụng chủ yếu các loại cây cỏ trong vườn nhà.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý rằng, phương pháp này được truyền miệng nên hiệu quả chưa được kiểm chứng và phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa người bệnh.
- Sử dụng nghệ tươi: Dùng khoảng 200g nghệ tươi đã cạo sạch vỏ, rửa sạch, vắt lấy nước. Trộn đều nghệ với mật ong nguyên chất rồi uống vào 2 buổi sáng tối.
- Sử dụng củ riềng tươi: Riêng tươi rửa sạch, thái lát thật mỏng pha cùng một nắm lá lốt. Chắt lấy nước uống.
- Sử dụng nha đam: Lọc lấy thịt nha đam rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó sử dụng trực tiếp ngày 2 lần bằng cách ăn hoặc uống.
Thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học
Trong nhiều trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể đơn giản chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm hội chứng ruột kích thích. Mặc dù những thay đổi này không thể đáp ứng ngay lập tức nhưng về lâu dài lại là phương pháp an toàn nhất.
- Ăn uống nhiều chất xơ
Thử nghiệm nhiều thực phẩm có chứa chất xơ sẽ giúp tình trạng táo bón của bạn thuyên giảm. Không những thế tình trạng đầy hơi, có thắt cũng dần biến mất.
Bạn chỉ cần tăng từ từ lượng chất xơ có trong các rau như bắp cải, bông cải xanh, măng tây,… vào chế độ ăn hằng ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại hạt ngũ cốc, trái cây.
Theo nghiên cứu, có rất nhiều người cảm thấy tốt lên khi tiêu thụ chất xơ từ rau củ và trái cây. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế thu nạp chất xơ từ đồ uống, nước ngọt vì sẽ khiến HCRKT diễn ra nặng hơn.
- Tránh sử dụng các chất kích thích: Ngay từ hôm nay bạn nên có thói quen không sử dụng rượu bia, đồ uống có chứa caffein hay socola.
- Ăn uống đều đặn: Đừng bỏ bữa và ăn uống đúng thời gian chuyên gia quy định sẽ giúp bạn điều chỉnh chức năng ruột rất tốt. Nếu bạn bị tiêu chảy có thể chia rõ các bữa ăn trong ngày hay bị táo bón thì có thể giảm tinh bột, chất béo, thay vào là chất xơ.
- Hạn chế sử dụng sữa: Hạn chế sử dụng sữa chua hoặc chỉ nên sử dụng các sản phẩm tạo ra enzyme phân hủy lactose.
- Uống nhiều nước: Cố gắng uống nhiều nuocs mỗi ngày sẽ giúp cho phần phân được mềm ra và hạn chế tình trạng đầy hơi.
Một số lưu ý khi điều trị hội chứng ruột kích thích
Sau khi điều trị hoàn toàn các triệu chứng về viêm đại tràng chúng và viêm đại tràng co thắt nói riêng, người bệnh cũng cần bỏ túi một số lưu ý quan trọng sau dây:
- Bổ sung chất xơ: Là thần phần rất hữu ích cho hệ tiêu hóa và hoàn tan rất tốt.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, để lâu, chiên xào, chất béo…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khi đang điều trị bệnh.
- Cần kiểm soát tốt căng thẳng.
- Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
Với những tổng hợp rất chi tiết về hội chứng ruột kích thích, hy vọng bạn đọc có một cái nhìn nhất về bệnh lý đại tràng này. Để tránh những hệ lụy nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám và được điều trị đứng liệu trình.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!