Đau Khớp Gối: Nguyên Nhân, Biện Pháp Phòng Và Điều Trị Dứt Điểm

Đánh giá bài viết

Đau khớp gối là chứng bệnh khiến chúng ta gặp phải rất nhiều trở ngại trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Để phòng tránh những hậu quả khôn lường, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị dứt điểm chứng đau khớp gối thông qua bài viết dưới đây.

Đọc ngay: Thoái hóa khớp gối đau nhức, khó đi lại và giải pháp ĐẶC TRỊ từ thảo dược

Đau khớp gối là bệnh gì? 

Đau khớp gối là dấu hiệu của sự tổn thương ở trong và xung quanh vùng khớp gối như các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Trong đó, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè (che chắn mặt trước của khớp gối). 

Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối là một trong những vùng khớp dễ bị tổn thương nhất.

Tình trạng đau đầu gối còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý về xương khớp nguy hiểm. Nếu chú ý phát hiện và tiếp nhận chẩn đoán, điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể giải quyết triệt để những cơn đau dai dẳng, cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Một số bệnh lý xương khớp gây ra tình trạng đau đầu gối có thể kể đến:

Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp gối thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do sự tác động từ một số yếu tố khác như: tai nạn, béo phì, vận động quá sức, lười biếng luyện tập thể dục, ăn uống thiếu chất, thói quen ngồi xổm… Người bệnh thường thấy đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lục cục khi gập gối và đau dữ dội hơn khi vận động.

Viêm khớp gối: Khi bị viêm khớp, các sụn khớp bị bào mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Các khớp xương bị ma sát nhiều, làm giảm khả năng tiếp nhận các chấn động ở sụn khớp, gây đau nhức và vận động khó khăn. Cơn đau ở gối thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy, kèm theo hiện tượng cứng khớp kéo dài trong tối đa 30 phút.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng đến màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây đau, cứng khớp, lâu dần dẫn đến biến dạng khớp hoặc dính khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn: Là tình trạng nhiễm trùng trong khớp, do vi khuẩn xâm nhập vào khớp làm khớp sưng tấy và đau nhức. Vi khuẩn gây bệnh có thể đến từ các vi trùng đi qua dòng chảy máu từ các bộ phận khác trong cơ thể. Những vùng khớp dễ bị nhiễm trùng nhất bao gồm: khớp gối,  khớp cổ tay, khớp vai, khớp hông, khuỷu tay hoặc khớp mắt cá chân.

Bệnh gout: Bệnh gout sinh ra do rối loạn chuyển hóa, lượng axit uric trong máu vượt quá mức cho phép, gây chèn ép dây thần kinh cảm giác. Đùi gối cũng là vùng khớp mà bệnh gout có thể ảnh hưởng, gây đau nhức, sưng viêm.

Các biểu hiện đau khớp gối thường gặp

Một số biểu hiện khi gặp tình trạng đau khớp gối thường gặp có thể kể đến: 

  • Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
  • Đau đầu gối trái, phải, đau cả 2 đầu gối
  • Đau đầu gối nhưng không sưng, đau đầu gối kèm sưng – đau – nóng – đỏ.
  • Đau đầu gối khi co chân, khi chạy bộ
  • Đau từ đầu gối xuống bàn chân
  • Đau đầu gối khi leo cầu thang, ngồi xổm, quỳ gối…

Nguyên nhân gây đau khớp gối không do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân do các bệnh lý xương khớp, đau khớp gối còn có nguyên nhân không do bệnh lý như:

Đau khớp gối do chấn thương

Chấn thương đầu gối xảy ra khi đầu gối phải chịu các áp lực, va đập mạnh khiến bị thương tổn… Các chấn thương này thường xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, lao động nặng…

Bong gân

Bong gân là trạng thái tổn thương ở một vài bó sợi hoặc hiện tượng dây chằng bị giãn nhưng không đứt hẳn. Khi bị bong gân, đầu gối sẽ thấy đau nhức nặng nề, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.

Tổn thương ở dây chằng

Dây chằng chéo trước thường rất dễ bị giãn hoặc đứt trong quá trình vận động khi chúng ta chống chân, xoay người mạnh… Tổn thương dây chằng dẫn đến đau nhức, sưng phù, hạn chế vận động khớp gối. Các triệu chứng có thể mất dần sau 2-3 tuần nhưng sau đó sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, sự liên kết giữa xương đùi với xương chày cũng trở nên lỏng lẻo.

Tổn thương vùng sụn chêm

Khi mang vác các vật nặng hoặc đột ngột xoay gối, sụn chêm có thể bị rách, gây sưng đau và phù nề đầu gối. Nếu không may, mảnh sụn rách có thể lọt vào giữa các khe khớp, gây nên hiện tượng kẹt khớp, bắt buộc người bệnh phải phẫu thuật nội soi để cấp cứu cắt sụn chêm.

Gãy xương bánh chè

Trong khớp gối, xương bánh chè rất dễ bị gãy nếu có tác động mạnh đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bánh chè bị gãy sẽ có cảm giác đau thắt, bầm tím. Trong trường hợp bị gãy rời hai đầu xương, người bệnh có thể mất cử động hoàn toàn.

Trật khớp gối

Hiện tượng trật khớp gối xảy ra khi đầu xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây nên cảm giác đau đớn và sưng tấy. Những người hay chơi thể thao thường rất dễ bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi trong quá trình vận động.

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch được biết là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Các chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm từ đó dẫn đến các cơn đau, làm khớp gối bị cứng lại, khó vận động.

Các nguyên nhân khác 

Một số nguyên nhân gây tình trạng đau nhức đầu gối khác như: lối sống kém lành mạnh do thói quen thức khuya, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), lười vận động; tăng cân quá nhanh gây áp lực cho đùi gối; đặc thù nghề nghiệp (ví dụ: vận động viên trượt tuyết, bóng rổ, xây dựng…).

Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng đau khớp gối

Các nguyên nhân trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có kết quả chính xác nhất, người bệnh nên đến trực tiếp các đơn vị y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm và nhận chẩn đoán chính xác. Một trong những kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến:

  • Chụp X-quang: phương pháp này giúp phát hiện tình trạng tổn thương ở khớp gối hiện tại, từ đó chẩn đoán được vấn đề về khớp bạn đang mắc phải. 

Người bệnh có thể thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp chụp X – quang

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này sử dụng máy quét Ct và tia X để chụp đầu gối từ nhiều góc độ khác nhau, cho ra loạt hình ảnh cắt ngang ở khớp gối, hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề như: gãy xương, viêm khớp hay bệnh Gout.
  • Siêu âm khớp: Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tạo ra hình ảnh cấu trúc của mô mềm bên trong đầu gối.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Công nghệ MRI sử dụng sóng radio để tạo ra hình ảnh 3D trong đầu gối người bệnh, giúp chẩn đoán các chấn thương trên mô mềm như gân, sụn hay cơ bắp…
  • Bắt mạch, xoa nắn để đánh giá cấu trúc khớp gối: Trong YHCT, Để chẩn đoán tình trạng đau khớp gối, bác sĩ có thể thực hiện bắt mạch tượng để kiểm tra bệnh trạng, khả năng di chuyển hoặc ấn nhẹ vào vùng khớp đau để đánh giá cấu trúc bên trong khớp gối.

Đau khớp gối nguy hiểm hay không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi bị đau khớp gối không bùng phát nặng nề, người bệnh thường có tâm lý chủ quan, không đi thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như:

  • Gây hạn chế vận động: Các hoạt động trong sinh hoạt và lao động thường ngày của người bệnh như: đi lại, chạy nhảy, bê vác…sẽ bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
  • Thân dưới bị mất trọng tâm: Đau khớp gối lâu ngày có thể làm cho hệ thống dây chằng, gân xương và các dây thần kinh bị yếu dần khiến người bệnh, bị mất trọng tâm, bước đi khập khiễng hay không thể đứng vững, đứng thẳng người.
  • Đối mặt với các bệnh lý xương khớp nguy hiểm: Khi để đầu gối đau nhức lâu ngày không chữa trị, người bệnh có nguy cơ sẽ gặp phải các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng hơn như: gai khớp gối, thoái hóa khớp gối, thậm chí là biến dạng xương khớp, teo cơ, liệt chi.
  • Mất khả năng vận động hoàn toàn: Trong trường hợp đau khớp gối nặng do mắc phải các bệnh lý về xương khớp, nếu người bệnh không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể sẽ mất vĩnh viễn khả năng đi lại và trở thành bại liệt.

Trong một số trường hợp khi gặp phải tình trạng đau khớp gối, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để thực hiện kiểm tra hoặc được chăm sóc y tế ngay lập tức.

  • Gặp chấn thương đầu gối khi bị tai nạn, va chạm mạnh, té ngã… dẫn đến  đầu gối bị cắt sâu, sưng đau dữ dội, khó khăn khi vận động bằng chân…
  • Tình trạng đau khớp diễn đã diễn biến trong thời gian dài, thường lặp lại liên tục. 
  • Các triệu chứng đau nhức có dấu hiệu bùng phát dữ dội hơn theo thời gian
  • Cơn đau khớp gối gây hạn chế vận động, ảnh hưởng đến các công việc và sinh hoạt hàng ngày.

XEM NGAY: Viêm đau khớp gối và cách điều trị từ thảo dược hiệu quả nhất hiện nay

Các phương pháp chăm sóc khi bị đau khớp gối nhẹ 

Một số trường hợp, người bệnh áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi tình trạng đau khớp gối giảm hẳn..
  • Chườm nóng để giảm đau, thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp; chườm lạnh giúp giảm đau, chống viêm và sưng đùi gối.

Phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau hiệu quả

  • Xoa bóp, massage khớp gối tại chỗ giúp cơ thư giãn, giảm bớt sự co cứng cơ và cảm giác đau nhức, kích thích lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh chóng.
  • Giảm cân để giảm bớt áp lực cho khớp gối.
  • Mang giày có đệm ở chân đồng thời di chuyển ở nơi bằng phẳng để hạn chế đau nhức và không làm tình trạng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh nằm nghiêng khi ngủ, có thể dùng gối đặt ở hai bên cơ thể, tránh nghiêng người sang hai bên. Hoặc nếu quen ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm áp lực.
  • Vận động, tập thể dục khoa học và đều đặn mỗi ngày giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, giúp các xương khớp hoạt động linh hoạt hơn. 

Các biện pháp chữa trị đau khớp gối tốt nhất hiện nay

Trong trường hợp tình trạng đau khớp gối nặng hoặc đã áp dụng các biện pháp chăm sóc không cải thiện, người bệnh cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Sau đây là một số lời khuyên từ Viện nghiên cứu xương khớp Việt Nam phương pháp chữa đau khớp gối phổ biến, được nhiều người áp dụng đạt hiệu quả cao:

Chữa đau khớp gối tại nhà hiệu quả bằng thuốc dân gian

Các bài thuốc trong dân gian thường tận dụng các thảo dược quý trong tự nhiên, an toàn cho sức khỏe, tốn ít chi phí. Các bài thuốc dân gian chữa đau khớp gối dưới đây được nhiều người biết đến và tin dùng.

Bài thuốc trị đau khớp gối từ ngải cứu

Ngải cứu chứa nhiều thành phần sở hữu dược tính cao như các acid amin, adenin, cholin, flavonoid… làm chậm quá trình lão hóa, có tác dụng giảm đau và điều hòa khí huyết.

Chữa đau khớp gối bằng ngải cứu là phương pháp được áp dụng phổ biến

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 400g ngải cứu còn tươi và 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch ngải cứu rồi ngâm với nước muối loãng, sau đó vớt ra cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt.
  • Cho mật ong vào nước cốt khuấy đều rồi uống trực tiếp.
  • Sử dụng đều đặn 2 lần/ ngày vào sau bữa sáng và bữa tối.

Bài thuốc trị đau khớp gối từ cây đinh lăng 

Phần rễ của đinh lăng chứa các hoạt chất có lợi trong việc tăng cường sức khỏe xương khớp nhờ sở hữu 20 loại acid amin cùng 8 loại saponin và hàng loạt các vitamin…, cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng, giảm đau và hỗ trợ chữa lành thương tổn ở khớp gối.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g rễ cây đinh lăng loại tươi.
  • Đem rễ đi rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng đều.
  • Cho rễ vào nồi sắc cùng 1 lít nước trong 20 phút với lửa nhỏ.
  • Loại bỏ phần bã và chia nước thành 3 – 5 lần uống trong ngày.

Mặc dù đinh lăng có tác dụng giảm đau và hỗ trợ chữa lành thương tổn ở khớp gối nhưng hiệu quả không thực sự rõ rệt và mất rất nhiều thời gian. Vì vậy theo các chuyên gia xương khớp hiện nay, để phòng ngừa các bệnh về xương khớp cũng như tăng cường sức khỏe, người Việt nên tham khảo và sử dụng các sản phẩm chăm sóc xương khớp toàn diện. Bởi những sản phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như đau khớp gối, khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp,…. mà còn giúp xương trở nên chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai. 

Bài thuốc từ thiên niên kiện chữa đau khớp gối

Thiên niên kiện có vị đắng, hơi cay, tính ấm với mùi thơm đặc trưng, có tác dụng trừ phong thấp, bồi bổ gân cốt, được dùng trong việc đẩy lùi chứng đau khớp gối và nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Xem ngay: Bài thuốc bí truyền chữa viêm đau khớp gối hiệu quả nhất hiện nay

Thiên niên kiện là dược liệu chữa đau khớp gối hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các vị thuốc sau: thiên niên kiện, cỏ xước, thổ phục linh và độc lực với liều lượng 20g bằng nhau.
  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 300ml.
  • Lọc bỏ phần bã và chia thuốc uống 3 lần uống/ ngày sau các bữa ăn chính.

Chữa đau khớp gối an toàn và hiệu quả bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đau khớp gối khởi phát do chính khí suy yếu, dẫn đến khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đủ để chống lại sự xâm nhập của các tà khí Phong – Hàn – Thấp. Chúng xâm phạm vào kinh lạc – cơ – khớp, khiến cho khí huyết bị tắc nghẽn không thông, khiến cho xương khớp sưng đau, tê mỏi nặng nề.

Vì vậy để giải quyết tình trạng đau khớp gối, các phép chữa theo YHCT đều tập trung lưu thông khí huyết, loại bỏ tà khí ra khỏi cơ thể, giải phóng sự ứ tụ ở gân ở xương, đồng thời củng cố chính khí, phòng tránh tái phát.

Dưới đây là một số liệu pháp mà YHCT hiện đang ứng dụng điều trị hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ đau khớp gối, PHỤC HỒI vận động – Tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

Nhằm mang đến cho bệnh nhân giải pháp điều trị đau khớp gối hiệu quả, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang cùng phác đồ phát triển từ tinh hoa Y học cổ truyền. Quốc dược Phục cốt khang là thành tựu từ công trình nghiên cứu “Ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh xương khớp” do đội ngũ bác sĩ đầu ngành thực hiện. 

Bài thuốc kế thừa và phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ phương, nổi bật là cốt thuốc chữa đau xương mỏi gối của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn. Dưới sự hỗ trợ đắc lực của thành tựu y khoa hiện đại, bài thuốc được hoàn thiện với những ưu điểm nổi bật, phù hợp với thể trạng, thể bệnh của người Việt hiện đại.

Quốc dược Phục cốt khang – bước đột phá của Y học cổ truyền Việt Nam

Quốc dược Phục cốt khang cá nhân hóa điều trị hiệu quả với mọi thể đau khớp gối

Công thức bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được gia giảm và phối chế linh hoạt. Với các nhóm thuốc cơ bản và đặc trị, bài thuốc hiệu quả và phù hợp với mọi nguyên nhân, mức độ đau gối, cá nhân hóa điều trị. Trong đó:

Quốc dược đặc trị đau khớp gối do thoái hóa khớp: Khu phong, trừ tà, bổ sung canxi, làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi và làm lành tổn thương sụn khớp, tái tạo sụn khớp, loại bỏ tình trạng đau nhức, phục hồi vận động.

Quốc dược đặc trị đau khớp gối do viêm khớp: Tác dụng khu phong, trừ thấp, tiêu sưng viêm, tiêu dịch, bổ sung dịch nhầy sụn khớp, tái tạo sụn khớp, làm lành tổn thương, kiểm soát tình trạng sưng, đau, nóng, đỏ tại khớp gối, phục hồi vận động.

Quốc dược đặc trị đau khớp gối do bệnh gout: Tăng cường giải độc, thông kinh hoạt lạc, trừ thấp, chỉ thống, kiểm soát axit uric, giảm đau khớp gối, phục hồi sụn khớp, phục hồi vận động.

Quốc dược Phục cốt khang cá nhân hóa điều trị bằng các nhóm thuốc đặc trị

Bên cạnh các nhóm thuốc đặc trị căn nguyên gây đau khớp gối, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang còn có các nhóm thuốc bổ, tăng cường chức năng xương khớp, giải độc như:

Quốc dược Giải độc hoàn: Mát gan, tiêu độc, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giải trừ các tà khí ra khỏi kinh lạc, cơ, khớp.

Quốc dược Bổ thận hoàn: Bồi bổ can thận, cân bằng âm dương, củng cố chính khí vững chắc và tăng cường sức mạnh cho gân cốt.

Hơn 50 thượng dược làm nên bảng thành phần vàng “độc nhất vô nhị”

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế từ hơn 50 vị thuốc quý, trong đó nhiều bí dược lần đầu tiên được ứng dụng như:  thau pú lùa (kê huyết đằng),  thau pinh, cây tào đông, phác kháo cài, phác mạy nghiến, kha khếp, phác mạy liến, mạy vang…

Dược liệu sạch chuẩn GACP – WHO được lấy từ nguồn dược liệu tự chủ của Trung tâm Thuốc dân tộc không gây tác dụng phụ, an toàn với mọi đối tượng người bệnh.

Xem chi tiết: Đau nhức, lục cục khớp gối và bài thuốc ĐẶC TRỊ từ thảo dược

Thành phần thảo dược quý đạt chuẩn GACP – WHO

Phác đồ kết hợp gia tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian lành bệnh

Để giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị đau khớp gối, phác đồ còn kết hợp với các phương pháp trị liệu nổi tiếng trong YHCT như: xoa bóp giảm đau với cồn thảo dược, bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ,… cùng chế độ dinh dưỡng và bài tập khoa học để thúc đẩy nhanh chóng tiến trình phục hồi.

Xem chi tiết: Phác đồ điều trị bệnh xương khớp chuyên biệt với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Phác đồ điều trị đau khớp gối hoàn chỉnh, chuyên sâu

Phác đồ điều trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn là liệu pháp hoàn chỉnh nhất hiện nay đưa tin  đến khán giả cả nước trên sóng chương trình Cẩm nang Sức khỏe 365. [Xem thêm TẠI ĐÂY]

Hoặc xem trực tiếp qua video dưới đây:

Theo thống kê, có trên 95% trong tổng số hàng ngàn bệnh nhân điều trị thành công các bệnh xương khớp nhờ bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sau 2 – 5 tháng. Đông đảo người bệnh phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc.

Xem thêm: Phản hồi của người bệnh xương khớp với hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc được đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng

Để tìm hiểu thêm thông tin về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị bệnh viêm khớp TẠI ĐÂY. Hoặc vui lòng liên hệ đến Trung tâm qua các kênh thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024) 7109 7799098 717 3258

Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận. SĐT: (028) 7109 66990961 825 886

Truy cập Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN CHI TIẾT

Trị DỨT ĐIỂM đau khớp gối với bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang tại Nhất Nam Y Viện

CÔT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG là bài thuốc ĐẶC TRỊ đau khớp gối do viêm khớp, thoái hóa khớp,… ứng dụng ĐỘC QUYỀN tại Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc được nghiên cứu trên cơ sở của các bài thuốc hoạt huyết, bổ thận, hành khí,… dùng trong điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, cường gân, bổ cốt được các Ngự y dùng cho VUA CHÚA triều Nguyễn.

Bài thuốc được Bác sĩ Lê Phương và ác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh của Nhất Nam Y Viện nghiên cứu trên các tài liệu y lý của Thái Y Viện triều Nguyễn trong cuốn Ngự Dược Nhật ký – Châu Bản Triều Nguyễn. Kết hợp với các nghiên cứu khoa học để lựa chọn thảo dược phù hợp với cơ địa người bệnh hiện tại.

Trải qua quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng và ứng dụng trong điều trị, bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang cho tác dụng giảm viêm đau, sưng tấy, tê bì khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp. Bài thuốc có nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị viêm đau khớp gối nói riêng và các tình trạng bệnh xương khớp nói chung:

– Kết hợp 32 thảo dược ĐẶC TRỊ xương khớp: Bài thuốc sử dụng 32 vị thảo dược như: đương quy, phòng phong, xuyên khung, ngưu tất, dây đau xương, độc hoạt, đỗ trọng,… có tác dụng đặc trị xương khớp, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp, bổ thận.

– Được nghiên cứu, kiểm định khoa học: Bài thuốc là kết quả của công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và được kiểm nghiệm về ĐỘC TÍNH CẤP DIỄN – BÁN TRƯỜNG DIỄN trước khi ứng dụng.

– Cơ chế điều trị TOÀN DIỆN: bài thuốc kết hợp theo nguyên tắc BỔ CHÍNH – KHU TÀ. Một mặt giải quyết triệu chứng viêm, sưng đau khớp gối, một mặt tập trung vào xử lý căn nguyên gây bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. 

– Phác đồ điều trị 3 TÁC ĐỘNG: Tùy vào từng tình trạng và cơ địa người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ với 3 giai đoạn: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – GIẢI QUYẾT CĂN NGUYÊN – ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT.

– Sử dụng 100% thảo dược sạch: Toàn bộ các thành phần trong bài thuốc đều được thu hái tại các vườn thảo dược do Nhất Nam Y Viện trồng, phát triển.

Hiệu quả của bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang đã được chứng minh trong gần 10 năm ứng dụng điều trị, giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi các tình trạng bệnh đau nhức xương khớp.

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng đau khớp gối hãy liên hệ chuyên gia để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ hoặc gọi tới hotline 0888.598.102.

XEM THÊM: [THỰC HƯ] Hiệu quả điều trị xương khớp bằng Cốt vương thần hiệu thang tại Nhất Nam y viện có tốt không?

Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối

Vật lý trị liệu Y học cổ truyền được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Trong thời hiện đại, phương pháp này vẫn có  giá trị chữa bệnh cao, ít tốn kém và được người Việt Nam ưa chuộng. Một số liệu pháp trị liệu gồm:

Châm cứu giảm đau khớp gối: Châm cứu giúp loại trừ tà khí, thông kinh hoạt lạc, hành khí, hoạt huyết, giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau nhức, sưng cứng khớp, lấy lại chức năng vận động linh hoạt. 

Phương pháp châm cứu chữa đau khớp gối

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp này hoạt động dựa trên sự kích thích cơ học, tác động trực tiếp vào da thịt, thần kinh, mạch máu cùng các cơ quan thụ cảm giúp thư giãn, dễ chịu, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan nội tiết. 

Phương pháp cấy chỉ catgut: Phương pháp này sử dụng loại chỉ catgut (chỉ tự tiêu) đưa vào các huyệt vị tương ứng. Chỉ catgut lưu lại trong các huyệt đạo sẽ tạo ra các phản ứng kích thích lên huyệt, tăng cường chuyển hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu, sản sinh ra các dưỡng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng và phục hồi vùng khớp gối tổn thương. 

GIẢI PHÁP KHOA HỌC: Khắc phục nhanh chóng cơn đau khớp gối, dễ dàng đi lại với liệu trình KHÔNG DÙNG THUỐC tốt nhất

Thông thường, bệnh nhân đau khớp gối sẽ tìm đến vật lý trị liệu với mục đích hỗ trợ giảm đau. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, đây cũng là một phương pháp điều trị chính, có căn cứ khoa học, có thể khắc phục nhanh chóng cơn đau, loại bỏ căn nguyên, điều trị bệnh hiệu quả từ sâu bên trong. Nhất là khi được kết hợp một các chuyên nghiệp, bài bản với các liệu pháp chữa bệnh tự nhiên không dùng thuốc khác.

Liệu trình kết hợp thành công các giải pháp tác động tự nhiên để chữa đau khớp gối, mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Đông phương Y pháp.

Đơn vị đầu tiên và duy nhất ứng dụng thành công cơ chế tự phục hồi trong điều trị bệnh lý xương khớp

Cụ thể các phương pháp được áp dụng:

  • Vật lý trị liệu: Châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, chiếu đèn hồng ngoại
  • Tập luyện phục hồi chức năng: Dành cho bệnh nhân khó khăn trong đi lại, vận động khớp gối.
  • Bài tập chuyên biệt, dưỡng sinh: Tăng cường dẻo dai khớp gối, giúp dễ đi lại, vận động hơn
  • Dinh dưỡng: Cung cấp dưỡng chất nuôi xương, mô sụn, tái tạo tế bào mô sụn, tăng dịch khớp tự nhiên
  • Liệu pháp kết hợp: Đắp thuốc, cứu ngải, chườm nóng, chườm lạnh,… Hỗ trợ khắc phục cơn đau.

Với liệu trình đặc biệt này, bệnh nhân sẽ được điều trị một cách an toàn, hiệu quả, hoàn toàn có thể chủ động trong phục hồi chức năng vận động nói chung và khớp gối nói riêng. Đồng thời, có thể tự phòng tránh bệnh tái phát, hoàn toàn không phụ thuộc vào thuốc, không tác dụng phụ, không phải phẫu thuật xâm lấn, không biến chứng. 

Ưu thế trị liệu tại Đông phương Y pháp

Nhờ đặc trưng linh hoạt, chuyên biệt, liệu trình có thể áp dụng cho nhiều trường hợp bệnh khác nhau, cả với những bệnh nhân đau khớp gối mãn tính lâu năm, từng dùng nhiều thuốc không khỏi. Các phương pháp sẽ được chỉ định kết hợp khác nhau cho từng tình trạng, từng mức độ bệnh. Vì thế luôn đảm bảo tỷ lệ phục hồi cao, triệt để. Hiệu quả giảm đau, dễ chịu có thể cảm nhận ngay sau khi trị liệu.

Điều này đã được chứng minh bằng thực tế khi có rất nhiều bệnh nhân tìm đến Trung tâm được điều trị khỏi, phục hồi nhanh chóng, đi lại dễ dàng ngay sau 7 đến 10 ngày. 

Xem ngay: [Feedback] Trung tâm Đông phương Y pháp dưới góc nhìn của bệnh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng

Bệnh nhân quan tâm và mong muốn điều trị bằng liệu trình không dùng thuốc này, hãy tìm đến Trung tâm Đông phương Y pháp để được trị liệu trực tiếp hoặc liên hệ qua số hotline 097 457 3434 nhận tư vấn và đặt lịch.

Điều trị đau khớp gối bằng thuốc Tây

Thuốc Tây thường cho hiệu quả nhanh, kìm hãm các cơn đau nhức tức thì. Tuy nhiên các loại thuốc này cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị đau khớp gối thường được sử dụng:

Nhóm thuốc giảm đau khớp gối: Tác dụng giảm đau, kiểm soát cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, đối với các trường hợp đau nặng, đau mãn tính, chúng sẽ không mang lại hiệu quả rõ rệt. Các loại thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nổi mề đay, phát ban đỏ… Thuốc cũng chống chỉ định với người bị thiếu máu, mắc bệnh gan, thận, phổi; người bị mẫn cảm với thành phần thuốc.

Paracetamol là loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến

Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Đây là loại thuốc kê toa được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp ở thể nặng, mãn tính. Opioid có thể ức chế những cơn đau dữ dội do bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hay các chấn thương nặng… Opioid gây nghiện, dễ xảy ra phản ứng cai thuốc, do đó người bệnh chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. 

Nhóm thuốc uống đau nhức xương khớp Corticoid: Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng tiêm cho người đau nhức xương khớp thể mãn tính, đau nhiều, bị phù nề hoặc viêm nhiễm. Tác dụng giảm cảm giác tê mỏi, đau nhức và những tổn thương trên khớp.

Nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAID: Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid được dùng trị đau nhức xương khớp phổ biến. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc là sự ức chế men cyclooxygenase (COX) toàn thân, làm giảm khả năng tổng hợp các chất trung gian gây viêm. Nhóm thuốc chống viêm không steroid ít rủi ro hơn khi sử dụng so với thuốc Paracetamol. 

Xem ngay: Kinh nghiệm ĐÁNH BẠI viêm đau khớp gối của vị doanh nhân nổi tiếng

Aspirin là một loại thuốc tiêu biểu trong nhóm kháng viêm không steroid

Các loại thuốc tiêu biểu trong nhóm kháng viêm không steroid có thể kể tới: aspirin, diclofenac, ibuprofen và naproxen… Nhóm thuốc này chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, người có tiền sử mắc bệnh xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh gan, thận nặng. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau thượng vị, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng… nặng hơn là tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

 

Phương pháp chữa đau khớp gối bằng phẫu thuật

Với trường hợp khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng, không thể đáp ứng các phương pháp điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một trong các phương pháp phẫu thuật như:

Phẫu thuật nội soi: Áp dụng cho người bệnh bị tổn thương khớp gối một phần nhỏ hoặc tổn thương phần xung quanh khớp, phương pháp nội soi sẽ hỗ trợ  hiệu quả sửa chữa các tổn thương này.

Phương pháp thay khớp gối bán phần: Áp dụng trong trường hợp ½ khớp gối bị tổn thương không thể sửa chữa, nếu thay bỏ, vùng tổn thương có thể lan rộng lấn sang các vùng khác.

Thay khớp gối toàn phần: Phương pháp áp dụng bệnh nhân bị tổn thương khớp gối hoàn toàn, các khớp không còn khả năng phục hồi, tái tạo.

Lưu ý: Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng hậu phẫu như: đau đớn, mất máu nhiều, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương các cơ, xương, khớp… Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ giữa cơ hội và rủi ro trước khi tiến hành.

Phẫu thuật được thực hiện khi tình trạng đau khớp gối nghiêm trọng

Các biện pháp phòng ngừa đau khớp gối hiệu quả

Để hạn chế tối đa bệnh khớp gối, các chuyên gia xương khớp khuyên chúng ta dù là còn trẻ hay đã có tuổi đều phải có ý thức bảo vệ xương khớp để ngăn ngừa các yếu tố gây đau khớp gối bằng một số cách như:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu có chứa các dưỡng chất như: Kali, Canxi, Magie và Vitamin nhóm B, C, E…
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, chú ý khởi động, kéo căng các cơ, gân đầu gối trước và sau khi luyện tập để tránh chấn thương.
  • Ý thức vận động khoa học: đứng thẳng lưng, tránh ngồi lâu hoặc nằm lâu… sẽ làm giảm áp lực đè nén lên sụn khớp; không vận động quá sức, tránh bê vác đồ nặng, ngừng ngay nếu cảm thấy đau ở đầu gối.
  • Mang giày phù hợp, thoải mái với kích cỡ chân và cấu trúc cơ thể.
  • Duy trì cân nặng ổn định vì thừa cân sẽ gây ra căng thẳng cho các khớp gối đồng thời làm tăng nguy cơ chấn thương hay viêm khớp gối.
  • Luôn mang theo miếng đệm đầu gối trong trường hợp phải làm việc gây áp lực lên đầu gối hoặc phải tham gia các môn thể thao vận động như; bóng rổ, đấu vật

Nội dung trên đây đã tổng hợp những thông tin quan trọng về bệnh đau khớp gối. Khớp gối rất dễ bị tổn thương nếu chúng ta vận động sai cách. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để phòng tránh và xử lý chứng bệnh này.

CHIA SẺ TÌNH TRẠNG ĐAU KHỚP GỐI GẶP PHẢI ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ MIỄN PHÍ >> TẠI ĐÂY

Bài viết được quan tâm:

Địa chỉ điều trị bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền uy tín nhất hiện nay

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua