CHỮA BỆNH THẬN YẾU – Nên Dùng Thuốc ĐÔNG Y HAY TÂY Y? [Tìm Hiểu Ngay]

Đánh giá bài viết

Chữa bệnh thận yếu nên dùng thuốc Đông y hay Tây y, đâu là liệu pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh? Đây là vấn đề khá nhiều bệnh nhân thận yếu đang phân vân. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của mọi người.

Chữa bệnh thận yếu nên dùng thuốc Đông y hay Tây y?

Thận yếu là hiện tượng thận dần bị suy giảm các chức năng hoạt động như thanh lọc, đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, mất tập trung, đi tiểu nhiều lần,…

Đặc biệt, nếu bệnh lý này xuất hiện ở nam giới còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh lý, gây rối loạn cương dương. Nếu bệnh không được phát hiện và có được phương pháp điều trị phù hợp sẽ có nguy cơ chuyển biến nặng hơn và dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như suy thận. 

Thận yếu là chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh
Thận yếu là chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

Cũng chính vì thế mà nhiều người sau khi phát hiện và chẩn đoán được tình trạng bệnh thận yếu luôn băn khoăn không biết nên áp dụng phương pháp điều trị nào là phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp để chữa trị như Đông y, Tây y, các bài thuốc dân gian. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất về các phương pháp điều trị thận yếu.

Dù là biện pháp Tây y hay Đông y đều sẽ có những đặc trưng riêng để có thể hỗ trợ điều trị và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh thận yếu. Tuy nhiên, thông thường những đối tượng bị thận yếu sẽ được khuyến khích sử dụng các bài thuốc Đông y hơn. Bởi vì những nguyên liệu trong Đông y được lấy từ các thảo dược thiên nhiên nên lành tính và ít gây tác dụng phụ đến người dùng. 

Ngược lại, một số loại thuốc Tây y để điều trị thận yếu thường có kèm theo một số tác dụng phụ, nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vì thế, trong các trường hợp bệnh nặng thì người bệnh mới được chỉ định sử dụng thuốc Tây y để điều trị. 

Tuy nhiên, để có thể phát huy được công dụng của các bài thuốc điều trị, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định của chuyên gia, kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định để tình trạng bệnh mau chóng cải thiện, sức khỏe được phục hồi.

Vấn đề này được nhiều người bệnh quan tâm
Vấn đề này được nhiều người bệnh quan tâm

Sử dụng thuốc Tây y để chữa thận yếu

Như nói trên, theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, thì trong thành phần của một số loại thuốc hỗ trợ điều trị thận yếu có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thận.

Cũng chính vì lý do này mà các bệnh nhân thận yếu sẽ không được khuyến khích sử dụng thuốc Tây y khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Phương pháp điều trị này thường chỉ được khuyên dùng cho những bệnh nhân thận yếu ở giai đoạn nặng, thận bị suy giảm hầu hết các chức năng đào thải và thanh lọc. 

Một số loại thuốc Tây y mà người bị thận yếu có thể được chỉ định sử dụng như:

  1. Thuốc cân bằng acid uric

Khi người bệnh bị thận yếu và không thể đào thải được acid uric ra khỏi cơ thể thì sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Khi acid uric ứ đọng bên trong cơ thể sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng đối với thận. Do đó, trong trường hợp này người bệnh sẽ được kê một số loại thuốc như Colchicin, Allopurinol,…

  1. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu sẽ được chia thành 3 nhóm để sử dụng như: Thuốc lợi tiểu giữ kali dành cho những bệnh nhân có lượng kali thấp, thuốc lợi tiểu Thiazid chỉ định cho người bệnh cao huyết áp, suy tim và thuốc lợi tiểu Furosemid sử dụng cho những trường hợp thận yếu có triệu chứng phù thũng tay chân. 

  1. Thuốc điều hòa huyết áp

Khi thận bị suy giảm chức năng cũng sẽ khiến cho huyết áp không được ổn định, vì thế người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như Atenolol; Perindopril, Felodipin,…

  1. Thuốc chống thiếu máu

Đối với những bệnh nhân thận yếu có xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhức đầu sẽ được kê những nhóm thuốc thiếu máu như Darbepoetin alfa, sắt,…

Lưu ý: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không được áp dụng phương pháp điều trị thận yếu bằng Tây y. Ngoài ra, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về uống hoặc thay đổi liều lượng sử dụng của bác sĩ. Để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Nhiều người dùng thuốc Tây chữa thận yếu
Nhiều người dùng thuốc Tây chữa thận yếu

Các bài thuốc Đông y chữa thận yếu hiệu quả

Chữa thận yếu theo Đông y là phương pháp điều trị được rất nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Theo y học cổ truyền, thận chính là cơ quan quan trọng và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Trong ngũ tạng Tâm – Can – Phế – Tỳ – Thận thì thận sẽ được chia thành thận dương và thận âm. 

Theo Đông y, nếu mắc phải những căn bệnh hoặc những tổn thương về thận sẽ gây ra rất nhiều các triệu chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

  • Thận chủ hỏa: Bốc hỏa, cảm thấy mệt mỏi, mất sức.
  • Thận chủ cốt tủy: Xương cốt đau nhức.
  • Thận chủ thủy: Khô kiệt, phù thũng.
  • Thận tàng tinh: Sụt cân, gầy yếu, mộng tinh, liệt dương, vô lực, lãnh cảm. 
  • Rối loạn chức năng bế tàng: khó thở, đi tiểu nhiều, đổ mồ hôi. 

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng của thận yếu mà các thầy thuốc sẽ chẩn đoán và đưa ra bài thuốc điều trị phù hợp. Thông thường nguyên tắc để cải thiện bệnh lý này đó chính là thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương, sinh tinh, điều hòa khí huyết, tư huyết. Người bệnh cần căn cứ vào nhiều yếu tố để có thể áp dụng đúng bài thuốc điều trị, giúp triệu chứng thận yếu được cải thiện nhanh chóng. 

Đông y chữa thận yếu

1. Bài thuốc từ đông trùng hạ thảo chữa thận yếu

Trong Đông Y, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, quy kinh Phế và Thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, chữa dương nuy. Bài thuốc dưới đây rất tốt cho nam giới bị thận hư yếu dẫn đến di tinh, rối loạn cương dương và liệt dương. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

6g đông trùng hạ thảo, 12g hà thủ ô, 12g ba kích, 8g dâm dương hoắc.

Cách thực hiện bài thuốc: 

  • Tán mịn đông trùng hạ thảo khô
  • Sắc các loại dược liệu còn lại cùng với 1 lít nước trong 30 phút, cô cạn lại còn khoảng 300ml.
  • Hoà bột đông trùng hạ thảo vào nước thuốc, chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày. 
  • Kiên trì sử dụng đều đặn trong 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể sử dụng đông trùng hạ thảo hàng ngày bằng cách nhai sống trực tiếp, ngâm rượu thuốc, pha trà, nấu ăn,…

Lưu ý: Hiện nay đông trùng hạ thảo là dược liệu bị làm giả, nhái rất nhiều. Do đó, bạn đọc cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín, chất lượng để đảm bảo hiệu quả bài thuốc và sức khoẻ. 

2. Bài thuốc chữa thận yếu gây khó ngủ trong Đông y

Khi tình trạng thận yếu kéo dài và không được ngăn chặn kịp thời sẽ khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhất là vào ban đêm gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng nghiêm trọng hoặc tác động đến một số tạng khác trong cơ thể. 

Nếu đang gặp phải tình trạng bệnh này, bạn có thể tham khảo để áp dụng bài thuốc bổ thận sau.

Chuẩn bị nguyên liệu:

50g mẫu lệ (nung chín), 100g ba tiêu hương quả, 50g kim an (bỏ hạt và lông, sấy khô), 50g cẩu tích ( tẩm rượu sao), 80 ba kích ( sấy khô), 150g khiếm thực (sao vàng, 50g lộc giác giao (cao ban long), 200g hoài sơn (sao vàng) và 250g thục địa.

Cách thực hiện bài thuốc: 

  • Thái mỏng thục địa, sau đó đem chưng cách thủy để nguyên liệu mềm ra, giã thật nhuyễn. 
  • Dùng một ít mật ong để trộn cùng cao ban long và vò thành viên.
  • Bóc vỏ ba tiêu hương quả rồi chẻ đôi, sấy hoặc phơi cho khô. Sau đó giã thật nhuyễn và đem trộn đều cùng với thục địa (giã nhuyễn).
  • Các vị thuốc còn lại đem đi sao cho vàng rồi tán thành bột mịn. 
  • Cho tất cả nguyên liệu trộn đều với nhau và vò thành viên, mỗi viên hoàn khoảng 12g.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống 1 viên hoàn cùng với nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng. 
  • Duy trì uống đều đặn trong khoảng 3 đến 5 ngày sẽ thấy tình trạng thận yếu dần cải thiện. 
  • Lưu ý: Khi dùng thuốc không nên sử dụng các chất kích thích hoặc ăn đồ ăn cay nóng. 

3. Bài thuốc Đông y chữa thận yếu gây lâm chứng

Lâm chứng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như tiểu buốt, khó tiểu, đi tiểu nhiều lần, vùng bụng dưới bị đau tức thường xuyên. Hiện tượng này có thể diễn ra do tình trạng thận yếu, đa phần là thận âm yếu. Trong Đông y sẽ sử dụng bài thuốc trị bá địa hoàng hoàn gia vị để điều trị chứng bệnh này. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

10g tri mẫu, 9h hoàng bá, 9g trạch tả, 9g bạch linh, 9g đan bì, 12g sơn thù, 12g hoài sơn, 24g thục địa. 

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Sử dụng lượng nước vừa phải để sắc cùng tất cả các nguyên liệu trên. 
  • Đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn ⅓ lúc ban đầu.
  • Lọc lấy nước thuốc và chia thành 3 phần đều nhau để uống hết trong ngày. 
  • Người bệnh nên duy trì uống 1 thang thuốc mỗi ngày để phục hồi sức khỏe thận.

4. Bài thuốc Đông y chữa thận hư gây suy nhược cơ thể

Thận yếu sẽ khiến cho quá trình thải độc, thanh lọc cơ thể bị ngưng trệ, dẫn đến sự suy nhược nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi, ham muốn tình dục cũng bị suy giảm đáng kể. Để khắc phục tình trạng này có thể áp dụng bài thuốc bổ con tắm để bổ thận cố tinh, bồi bổ khí huyết. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 400g liên nhục, 500g lộc giác sương, 300g thạch xương bồ, 500g kim anh tử (bỏ hạt và lông), 800 vừng đen, 500g lạc tiên, 100g hà thủ ô, 100g tang diệp, 150g tằm chín. 

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Kim anh tử và lạc tiên nấu thành cao lỏng, dạng sánh. 
  • Để cho tằm chín đái ỉa hết thì cho vào nước sôi và sấy hoặc phơi khô. Tiếp đến dùng nước gừng để tẩm ướp và sao lại cho khô, cuối cùng sẽ tán thành bột mịn. 
  • Những nguyên liệu khách đem đi sấy hoặc phơi khô, sau đó tán đều cùng với vừng rang.
  • Cho tất cả trộn đều với nhau, đem phơi khô và tiếp tục tán thành bột. 
  • Rây lại cho thật đều và dụng mật ong để luyện thành châu, vo viên hoàn khoảng 10g.
  • Mỗi lần uống 1 viên hòa, mỗi ngày uống 2 lần. 

5. Bài thuốc chữa thận dương hư yếu hiệu quả

Nam giới khi gặp phải chứng thận dương hư yếu sẽ xuất hiện các triệu chứng như hoạt tinh, di tinh. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh dục, nhiều trường hợp phái mạnh bị lãnh cảm đối với việc quan hệ. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên áp dụng bài thuốc Đông y chữa thận yếu mẫu lệ tang, phiêu diêu tang. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

6g phụ tử chế, 6g ngũ vị tử, 10g tang phiêu tiêu và 10g mẫu lệ (nung chín).

Cách thực hiện bào thuốc:

  • Dùng 400ml nước để sắc cùng tất cả các nguyên liệu trên. 
  • Đun nước trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc còn khoảng 200ml nước. 
  • Chắt lấy phần nước thuốc và chia thành 2 để uống trong ngày. 
  • Đối tượng thận dương yếu nên uống liên tục mỗi ngày để sức khỏe mau cải thiện.
Thuốc nam chữa thận yếu hiệu quả
Thuốc nam chữa thận yếu hiệu quả

6. Bài thuốc Đông y chữa thận yếu gây giảm ham muốn

Không chỉ riêng nam giới mà ở nữ giới khi bị bệnh thận yếu đều có khả năng mắc phải tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Nếu phái mạnh gặp tình trạng hoạt tinh, di tinh, mộng tinh thì nữ giới sẽ xuất hiện triệu chứng bạch đới. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc tỏa ngọc quan hòa để khắc phục tình trạng này. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

200g ba kích (bỏ lõi), 100g liên nhục, 100g mẫu lệ (nung chín), 200g liên tu, 100g long cốt (nung chín), 200g khiếm thực (sao vàng), 200g kim anh tử (bỏ hột và lông). 

Cách thực hiện bào thuốc:

  • Đem các vị thuốc sao chế và tán nhuyễn thành bột mịn (chừa lại một phần mẫu lệ để là áo hoàn). 
  • Luyện nước đường để trộn cùng với các vị thuốc trên và tạo thành những viên hoàn cỡ hạt đậu đen. Cuối cùng dùng bột mẫu lệ để áo một lớp bên ngoài cho các viên hoàn. 
  • Mỗi lần uống khoảng 6 đến 8g viên hoàn. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, duy trì trong nhiều ngày. 

7. Bài thuốc chữa thận yếu sinh đau lưng trong Đông y

Thận là cơ quan có mối quan hệ mật thiết đối với lưng. Vì thế khi thận bị tổn thương, suy giảm chức năng sẽ khiến cho lưng bị đau nhức, vận động khó khăn. Để có thể hỗ trợ là thuyên giảm tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một trong hai bài thuốc sau đây. 

Bài thuốc số 1:

Chuẩn bị nguyên liệu:

400g cao quy bản, 300g hoài ngưu tất, 400g sơn thù, 400 cao lộc hươu, 800g thục địa, 400g câu kỷ tử, 400g thỏ ti tử và 400g sơn dược. 

Cách thực hiện bào thuốc:

  • Phơi hoặc sấy khô tất cả các vị thuốc trên và đem tán thành dạng bột mịn. 
  • Trộn hỗn hợp trên cùng với một ít mật ong để làm thành những viên hoàn. 
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 4 đến 8g hỗn hợp thuốc cùng với nước muối pha loãng. 
  • Dùng đều đặn 2 lần/ ngày để cải thiện nhanh chóng triệu chứng thận yếu. 

Bài thuốc số 2: 

Chuẩn bị nguyên liệu:

160 đại táo đầu khứ ý, 160g đỗ trọng (sao muối và tiếp tục sao rượu), 160g hồ đào nhục (sao) và 160g bổ cốt chỉ (sao rượu). 

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Đem các vị thuốc trên phơi khô và tán thành bột mịn. 
  • Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau và bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín. 
  • Khi dùng sẽ uống 12g với một ít rượu nóng. 
  • Tốt nhất là người bệnh nên uống vào lúc bụng đói để thuốc phát huy công dụng. 

Bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Chữa bệnh thận yếu nên dùng thuốc Đông y hay Tây y”. Tuy phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả cho người bệnh nhưng tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh của mỗi người mà nên áp dụng biện pháp phù hợp. Tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và đưa ra lời khuyên từ các chuyên gia. 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua