Bị viêm họng nên ăn gì và kiêng gì giúp cải thiện bệnh?
Chế độ ăn uống được cho là một yếu tố có ảnh hưởng tới tiến triển của bệnh viêm họng. Song song với việc điều trị y tế, người bệnh cần chú ý đến vấn đề này để kiểm soát bệnh tốt hơn. Nắm rõ bệnh viêm họng nên ăn gì và kiêng gì chính là cơ sở để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm họng
Viêm họng là một dạng bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến ảnh hưởng đến niêm mạc họng. Bệnh thường gây đau rát cổ họng, ho, vướng nghẹn khi nuốt rất khó chịu. Điều này gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Đa phần các trường hợp, viêm họng có xu hướng khỏi sau khoảng 1 tuần mà không gây ra quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài hay tiến triển nặng thì các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.
Bên cạnh điều trị y tế thì các chuyên gia khuyên rằng người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tốt tại nhà. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh dưỡng.
Duy trì chế độ ăn phù hợp sẽ giúp làm giảm áp lực lên niêm mạc họng. Từ đó làm hạn chế các triệu chứng viêm họng như đau rát họng, khó nuốt, vướng nghẹn và khó chịu. Hơn nữa, ăn uống khoa học còn hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường thể trạng để ức chế nhiễm trùng đường hô hấp.
Người bị viêm họng nên xây dựng chế độ ăn uống theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như trứng sữa, ngũ cốc, trái cây giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm, omega-3…
- Hạn chế thực phẩm và thức uống dễ gây kích ứng niêm mạc họng. Điển hình như đồ uống lạnh, rượu bia, nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Chú trọng bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể để khắc phục tình trạng khô họng, giảm sốt. Đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Cùng với đó nên tránh tiêu thụ các thực phẩm có kết cấu khô cứng và khó nuốt. Điều này giúp làm giảm áp lực lên cổ họng đang bị sưng viêm.
- Nên đa dạng các thực phẩm trong chế độ ăn để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Từ đó giúp tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Cố gắng ăn đủ 3 bữa/ ngày và hạn chế tình trạng bỏ bữa. Ăn uống thiếu điều độ có thể làm giảm sức khỏe, gây suy nhược. Từ đó tạo điều kiện cho các triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh.
Bị viêm họng nên ăn gì để cải thiện triệu chứng?
Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị viêm họng, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho hệ miễn dịch. Cần ưu tiên thức ăn có kết cấu mềm, dễ nuốt để tránh gây áp lực cho niêm mạc họng đang tổn thương.
Vậy bị viêm họng nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý:
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một trong những thành phần thiết yếu mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tăng cường vitamin C trong chế độ ăn giúp cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời hỗ trợ ức chế các gốc tự do và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C sẽ tăng cường chức năng của các tế bào lympho. Từ đó ngoài cải thiện hệ thống hô hấp thì còn tăng cường sức khỏe tổng thể.
Chỉ cần dung nạp khoảng 1000mg vitamin C/ ngày có thể làm giảm đến 50% triệu chứng bệnh viêm họng và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm bưởi, sori, cam, quýt, dâu tây, lựu, thanh long…
2. Người bị viêm họng nên ăn thực phẩm giàu kẽm
Ngoài vitamin C thì kẽm cũng là thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy việc bổ sung các thực phẩm giàu kẽm có thể cải thiện tốt chức năng đề kháng. Đồng thời hỗ trợ ức chế viêm họng, viêm amidan, cảm cúm hay cảm lạnh.
Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng thúc đẩy các tế bào lympho T tạo ra khoáng chất để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại. Khi bị viêm họng, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn. Ví dụ như rong biển, gan động vật, hàu, thịt bò…
3. Tăng cường bổ sung rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh tốt cho người bị viêm họng nói riêng và nhiễm trùng hô hấp nói chung. Lượng nước dồi dào trong rau xanh sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng viêm.
Ngoài ra, rau xanh còn chứa lượng vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật dồi dào. Chúng phát huy tốt tác dụng làm giảm viêm, loãng dịch đờm và thúc đẩy chữa lành tổn thương niêm mạc.
Thực tế cho thấy, người bị viêm họng bổ sung rau xanh và trái cây có thể làm giảm các triệu chứng sốt, khô và đau rát cổ họng. Ngoài ra, lượng chất lỏng dồi dào trong nhóm thực phẩm này còn có khả năng bù nước, cân bằng điện giải và làm giảm mệt mỏi.
Khi bị viêm họng hay nhiễm trùng hô hấp, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các loại rau xanh dễ tiêu hóa và chứa nhiều nước. Điển hình như rau mồng tơi, rau đay, cải thảo, rau khoai, dưa leo, bắp cải…
4. Mật ong ngâm đông trùng hạ thảo
Từ xa xưa, đông trùng hạ thảo ngâm mật ong là vị thuốc quý được Ngự Y triều đình sử dụng để chăm sóc người trong hoàng cung.
Đông trùng hạ thảo là biệt dược sở hữu nhiều hoạt chất quý hiếm như Cordycepin, Adenosine, nhóm HEAA, hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Có tác dụng nhuận phế, bổ phổi, làm sạch phổi, tốt cho hệ hô hấp.
Mật ong được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên, sát khuẩn, làm êm dịu cổ họng, giảm ho.
Sự kết hợp giữa 2 dược liệu quý hiếm của đất trời tạo nên vị thuốc quý, chấm dứt tình trạng viêm họng cấp và mãn tính.
Cách dùng: Mỗi lần pha 1 thìa cafe mật ong trùng thảo với 300ml nước ấm 80 độ C, ngày uống 2 lần.
5. Thực phẩm có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn
Các tác nhân gây nhiễm trùng niêm mạc họng như virus, vi khuẩn có thể lây lan sang amidan, thanh quản, VA hay niêm mạc xoang. Chính vì vậy mà ngoài việc dùng kháng sinh thì bạn cần bổ sung thêm một số thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị.
Một số thực phẩm đang được nhắc đến bao gồm:
– Gừng:
Gừng còn được gọi là sinh khương – vị thuốc từ lâu đã được dùng chữa các bệnh đường hô hấp thường gặp. Điển hình như cảm lạnh, cảm cúm, ho có đờm, viêm họng hay viêm amidan. Ngoài thêm gừng vào khi chế biến món ăn thì bạn có thể uống trà gừng, ngậm gừng tươi hay chưng gừng với mật ong để ăn.
– Nghệ:
Nghệ là một trong những loại gia vị có đặc tính sát trùng và ức chế vi khuẩn mạnh mẽ. Đặc biệt là gia vị này không gây cay và nóng rát khi dùng nên thích hợp với cả trẻ em. Bạn có thể thêm nghệ vào chế độ ăn, uống sữa nghệ hay trà nghệ mật ong để làm giảm ho, đau họng và khàn tiếng…
– Đinh hương:
Bột đinh hương là loại gia vị quen thuộc thường được dùng để tạo mùi thơm và tăng hương vị cho nhiều món ăn. Ngoài ra, thảo dược này còn có công dụng sát khuẩn, chống viêm, làm giảm ho và tăng cường hệ miễn dịch. Người bị viêm họng được khuyên là nên bổ sung đinh hương vào chế độ ăn uống thường ngày.
6. Thực phẩm giàu protein
Protein là một thành phần dưỡng chất thiết yếu với cơ thể. Thành phần này ngoài giúp cải thiện cơ bắp, mang lại nguồn năng lượng dồi dào thì còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm giàu protein không tác động tới bệnh viêm họng như vitamin C, kem hay các thực phẩm có đặc tính kháng viêm. Tuy nhiên, việc thường xuyên bổ sung đầy đủ protein sẽ giúp nâng cao sức đề kháng. Từ đó làm tăng khả năng chống chịu của cơ thể trước sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây hại.
Khi đang bị viêm họng bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein mềm và dễ tiêu hóa để sử dụng. Ví dụ như thịt gà xé, trứng, thịt bằm, sữa, cá hồi… Tránh tiêu thụ thịt xông khói, thịt nướng và đồ ăn đóng hộp.
7. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Bệnh viêm họng có thể làm tăng thân nhiệt, khiến khoang miệng bị khô rát, sưng nóng và làm cơ thể mất nước. Chính vì vậy người bệnh được khuyến cáo là nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày cho cơ thể.
Uống đủ nước có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, long đờm, bù nước và giữ cân bằng điện giải. Ngoài ra thói quen này còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt, làm giảm sưng viêm ở họng và cải thiện tình trạng khản họng, mất tiếng…
Người bị viêm họng nên kiêng gì?
Tình trạng viêm họng có thể tiến triển nghiêm trọng sang viêm họng mãn tính, viêm họng hạt nếu bạn dùng các thực phẩm và thức uống gây kích thích niêm mạc. Các chuyên gia khuyên rằng, trong thời gian điều trị bệnh viêm họng bạn nên kiêng một số loại đồ ăn thức uống sau:
1. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị (tiêu, ớt, muối, đường…) không chỉ tác động xấu đến hoạt động tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tiến triển của bệnh viêm họng.
Dầu mỡ và gia vị thường gây kích thích niêm mạc cổ họng. Từ đó khiến cho tình trạng sưng viêm, đau rát trở nên dữ dội hơn. Ngoài ra các thực phẩm này còn khiến cho cơ thể bị mất nước, dễ gây mệt mỏi và ứ đọng nhiều đờm đặc trong cổ họng.
2. Thức ăn khô, cứng và khó nuốt
Niêm mạc họng bị sưng viêm có thể gây khó khăn khi ăn uống và nhai nuốt. Do đó, nếu sử dụng các loại thức ăn có kết cấu khô cứng và khó nuốt như rau củ sấy, đồ nướng, bánh mì sấy, các loại hạt… thì có thể khiến cho niêm mạc họng sưng tấy và đau rát.
Ngoài ra, việc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm khô cứng và khó nuốt còn có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Chúng khiến cho niêm mạc họng bị chảy máu, ứ đờm và làm tình trạng khàn tiếng kéo dài.
3. Thực phẩm chứa nhiều acid
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều acid khi đang bị viêm họng. Điển hình như chanh, giấm, tắc, me, đồ muối chua…
Lượng acid dồi dào trong các loại thực phẩm này có thể khiến niêm mạc họng bị kích thích và ăn mòn. Từ đó làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng đau rát họng, ho và khàn tiếng.
4. Rượu bia và cà phê
Rượu bia và cà phê là các loại thức uống không nên tiêu thụ trong thời gian điều trị viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan và các bệnh liên quan đến cổ họng khác. Nguyên nhân là do ethanol và caffeine có trong các loại thức uống này rất dễ khiến cơ thể bị mất nước, tăng thân nhiệt. Đồng thời còn gây kích ứng niêm mạc hô hấp.
Hơn nữa, việc uống nhiều rượu bia và cà phê còn khiến cho thể trạng suy giảm, cơ thể mệt mỏi. Cùng với đó là làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng đau rát cổ họng, ho, ứ đờm, khàn tiếng…
5. Không hút thuốc lá
Ngoài việc kiêng cữ một số thực phẩm và thức uống đề cập ở trên thì người bị viêm họng cần hạn chế hút thuốc lá. Đồng thời tránh hít phải khói thuốc lá thụ động.
Nicotine, asen, chì, hắc ín và nhiều thành phần độc hại khác trong khói thuốc có thể tấn công và kiến niêm mạc hầu họng sưng viêm nhiều hơn. Nếu hút thuốc lá trong thời gian điều trị có thể làm nặng thêm các triệu chứng ho, ứ đờm, khản tiếng.
Hơn nữa, thường xuyên hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác. Điển hình như viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh đường hô hấp nguy hiểm như lao phổi, viêm khí phế quản, tràn dịch màng phổi…
Bài viết đã giải đáp rõ vấn đề “bị viêm họng nên ăn gì và kiêng gì?”. Mong rằng với những kiến thức này, người bệnh sẽ xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra nên kết hợp dùng thuốc, nghỉ ngơi và chăm sóc tai mũi họng đúng cách để điều trị bệnh triệt để.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!