Bệnh Trĩ Là Gì? Dấu Hiệu & Giải Pháp Điều Trị Dứt Điểm MỚI NHẤT

Đánh giá bài viết

Bệnh trĩ là căn bệnh về liên quan đến khu vực hậu môn, trực tràng phổ biến nhất hiện nay. Trên thực tế, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trĩ là hơn 60%. Làm thế nào để nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh và có giải pháp chữa trị an toàn, hiệu quả. Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

XEM THÊM: Bài thuốc chữa trĩ của người H’mông – Giải pháp giúp búi trĩ co teo hoàn toàn

Bệnh trĩ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh

Bệnh trĩ là bệnh gì? Phân độ bệnh trĩ 

Bệnh trĩ, hay còn được gọi là bệnh lòi dom là một trong những bệnh phổ biến nhất ở khu vực hậu môn trực tràng. Căn bệnh này khi hệ thống mạch máu của hậu môn, bao gồm tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch bị ứ trệ và không lưu thông. Từ đó đám rối tĩnh mạch khu vực này bị giãn, phồng và hình thành nên các búi trĩ.

Bệnh trĩ hiện nay được phân loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:

  • Trĩ nội: Trường hợp búi trĩ nằm ở phía trong hậu môn và ở phía trên đường lược. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà búi trĩ có bị sa ra ngoài hay không. Tuy nhiên, trong tình trạng nặng, nhiều người bệnh không thể tự co búi trĩ vào trong mà luôn ở tình trạng bị sa ra ngoài gây vướng víu, khó chịu và bất tiện.
  • Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là trường hợp ngược lại với trĩ nội khi búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, phía dưới đường lược. Lúc này, toàn bộ búi trĩ sẽ có lớp da vùng rìa hậu môn bao phủ ở bên ngoài. 
  • Trĩ hỗn hợp: Tình trạng người bệnh bị đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Ngoài cách phân loại trên, bệnh trĩ còn được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, hay còn gọi là phân độ bệnh trĩ. Cụ thể: 

Phân độ bệnh trĩ

4 cấp độ bệnh trĩ:

  • Trĩ độ 1: Mức độ nhẹ nhất, bệnh mới hình thành. Đặc điểm búi trĩ có kích thước nhỏ, và chưa có dấu hiệu sa ra bên ngoài nên khó nhận biết. 
  • Trĩ độ 2: Mức độ nhẹ. Kích thước búi trĩ lúc này lớn hơn ở độ 1, bắt đầu có hiện tượng sa ra ngoài và gây cảm giác khó chịu, dễ nhận biết. Sau khi sa ra, búi trĩ vẫn có thể tự thụt vào trong trở lại.
  • Trĩ độ 3: Mức độ nặng với búi trĩ kích thước tương đối to. Có thể gặp tình trạng tắc nghẹt hậu môn, xuất hiện thường xuyên các cơn đau và khi đi đại tiện ra nhiều máu.
  • Trĩ độ 4: Mức độ nặng và nghiêm trọng. Búi trĩ có kích thước lớn, không tự thụt vào trong, bị viêm nhiễm, ứ nghẹt gây ra nhiều đau đớn và nguy hiểm.

Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm khi bị Trĩ Nội và cách KHẮC PHỤC đơn giản [Hiệu Quả Cao]

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ 

Bệnh trĩ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thông thường nguyên nhân bệnh trĩ sẽ được chia làm 4 nhóm là: do rối loạn tiêu hóa, do thói quen ăn uống, đặc thù công việc và do bệnh lý tác động. Ngoài ra, còn có một nhóm các nguyên nhân khác tùy thuộc vào mỗi người bệnh.

Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Cụ thể:

  • Rối loạn tiêu hóa: Thông thường là do tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: khiến áp lực lên hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị tăng lên và từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh: Nhìn chung, bệnh nhân trĩ có thói quen ăn rất ít chất xơ và thích tiêu thụ các thực phẩm cay, nóng. Bên cạnh đó, rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,… cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa và sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Đặc thù công việc: Những công việc đòi hỏi phải khuân vác nặng thường xuyên và ngồi yên tại một tư thế quá lâu, ít vận động cũng rất dễ dẫn đến tình trạng mắc bệnh trĩ.
  • Do yếu tố bệnh lý: Một số bệnh lý như thừa cân, béo phì cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, khiến khả năng bị bệnh cao hơn so với người khác.
  • Nguyên nhân khác: Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn; phụ nữ mang thai; yếu tố tuổi tác,..

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Các triệu chứng của bệnh trĩ thường mang tính rất đặc trưng và có thể dễ dàng nhận biết được đặc biệt là từ độ 2 đến độ 4. Những triệu chứng điển hình dưới đây sẽ là cách nhận biết bệnh trĩ cho người bệnh:

  • Hậu môn bị ngứa, rát và có tình trạng sưng, đau: Khi bị trĩ, cảm giác dễ thấy đầu tiên là hậu môn sẽ bị ngứa, hơi rát do niêm mạc ống hậu môn tiết dịch nhầy. Đồng thời khu vực này sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, đặc biệt đau trong quá trình  đi đại tiện.
  • Có máu khi đi đại tiện: Máu có thể sẽ dính vào giấy khi người bệnh thấm sau khi đi đại tiện hoặc nặng hơn sẽ phun ra thành tia. Ở trường hợp phun thành tia là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở mức nghiêm trọng cần được điều trị ngay.
  • Xuất hiện cục thịt thừa khi đi đại tiện: Triệu chứng này rất thường gặp và dễ dàng nhận biết. Người bệnh khi rờ vào hậu môn sẽ cảm nhận có một phần thịt thừa, thường kích thước chỉ bé như hạt đậu xuất hiện ở dưới da.
  • Bị sa búi trĩ ra ngoài: Cả người bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều sẽ gặp tình trạng này và sẽ rất phiền toái, khó chịu. Nhiều trường hợp, búi trĩ không tự co vào được khiến người bệnh bị chảy máu và đau đớn khi vận động.
  • Biểu hiện tâm lý: Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược, tính tình khó chịu, nóng gắt và dễ dàng cáu giận.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Các biểu hiện bệnh trĩ trên không chỉ gây ra các cảm giác đau đớn, khó chịu mà nghiêm trọng hơn còn có thể ảnh hưởng lớn và xấu tới tâm trạng, cảm xúc của người bệnh, khiến người bệnh dễ dàng rơi vào trạng thái xấu hổ, cảm thấy bất an và lo lắng, e ngại khi giao tiếp, quan hệ xã hội.

Có thể bạn cần: Cẩm nang A-Z chế độ dinh dưỡng và tập luyện người bị trĩ không nên bỏ qua

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? các biến chứng NGUY HIỂM cần đề phòng

Trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ có thể không gây nguy hiểm, nhưng lại là tiền đề để bệnh phát triển nặng hơn và dẫn đến các biến chứng khác cho vùng hậu môn – trực tràng. Nhiều người bệnh vì chủ quan, không nghiêm túc và tích cực trong công tác điều trị nên đã để lại nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Một số biến chứng nguy hiểm, phổ biến của bệnh trĩ 

Một số biến chứng nguy hiểm, phổ biến của bệnh trĩ có thể kể đến như:

  • Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ nằm ở ngay hậu môn làm các cơ hậu môn bị chèn ép, từ đó gây rối loạn hoạt động đào thải của bộ phận này, khiến hậu môn khó co thắt hậu môn, không hoạt động dược bình thường.
  • Sa, nghẹt búi trĩ: Trường hợp búi trĩ lớn và bị sa ra ngoài, không thể tự thụt, co lại được sẽ gây ra tình trạng ứ trệ ở hậu môn.
  • Nhiễm trùng máu: Do người bị bệnh trĩ có thể bị chảy máu khi đi đại tiện nên các đường dẫn máu rất dễ bị nhiễm khuẩn lẫn trong phân, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng máu.
  • Búi trĩ bị viêm nhiễm, hoại tử: Trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài, tắc nghẽn, đồng thời với dịch tiết ra do sa nghẹt búi trĩ, cộng với các chất cặn bã, vi khuẩn được đào thải ra từ ống hậu môn sẽ rất dễ khiến khu vực này tích tụ vi khuẩn và các chất bẩn, gây viêm nhiễm và có thể dẫn đến tình trạng hoại tử. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa (ở nữ giới): Đây là tình trạng đặc biệt chỉ gặp ở nữ giới vì hậu môn và âm đạo nằm tương đối gần nhau nên các loại vi khuẩn rất dễ dàng lây nhiễm từ hậu môn lan sang âm đạo, gây ra các bệnh phụ khoa.

Xem thêm: Bí quyết CHIẾN THẮNG bệnh trĩ sau sinh HIỆU QUẢ mà AN TOÀN từ một bà mẹ trẻ

Bị trĩ phải làm sao? – Các phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, bệnh nhân mắc bệnh trĩ rất quan tâm đến vấn đề phải làm sao với căn bệnh này, sử dụng thuốc như thế nào, loại gì để điều trị mới đạt được hiệu quả.

Để trả lời cho câu hỏi này của người bệnh thì hiện nay, việc điều trị bệnh trĩ được chia ra làm 3 nhóm phương pháp chính bao gồm thuốc điều trị bệnh trĩ bằng Tây y, thuốc Đông y chữa bệnh trĩ hoặc tác động ngoại khoa. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng, mức độ mắc bệnh khác nhau. 

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ

Thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ  là một trong những lựa chọn phổ biến nhất của người bệnh. Ưu điểm của Tây y là nhanh, gọn, dễ sử dụng, giải quyết triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm và hạn chế, điển hình như không điều trị bệnh triệt để, dễ tái phát, dễ gây kích ứng da (thuốc bôi) hoặc các tác dụng phụ.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ

Một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ cơ bản thường được dùng:

  • Nhóm thuốc giảm viêm: Acetaminophen, Penicillin, Aspirin,..
  • Nhóm thuốc giảm đau: Trimebutine, Medicone,..
  • Nhóm thuốc co mạch: Epinephrine, Phenylephrine,…

Ngoài ra, dựa theo cách thức sử dụng thuốc còn có thể chia thành:

  • Nhóm thuốc đặt hậu môn như Calmol, Avenoc,..
  • Nhóm thuốc bôi hậu môn: Titanoreine, Hemorrhostop hay Proctolog,…

Trong số 3 phương pháp điều trị, Tây y được xem là có hiệu quả thấp hơn 2 phương pháp còn lại và phù hợp với tình trạng trĩ độ 1, 2 là mức độ bệnh nhẹ. Trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết người bệnh nên có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thuốc.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp tác động ngoại khoa

Một phương pháp khác thuộc YHHĐ là tác động ngoại khoa lên búi trĩ để có thể cắt, thắt rời các búi trĩ này. Nếu thuốc tây y hợp sử dụng với mức độ trị 1, 2 thì đây là phương pháp thích hợp cho người bị trĩ nặng, độ 3, 4. 

Tuy nhiên, phương pháp này cũng không hoàn toàn triệt để mà thậm chí có thể dẫn đến một số biến chứng hậu phẫu rất nguy hiểm và nghiêm trọng n như nhiễm trùng, chảy máu tái phát, sưng đau hậu phẫu,…

Một số phương pháp tác động ngoại khoa đang được sử dụng điều trị cho người bệnh: 

  • Thắt trĩ bằng vòng cao su hoặc bằng dây thun
  • Chích xơ mạch máu
  • Sử dụng công nghệ Laser cắt trĩ
  • Phương pháp Longo
  • Khâu triệt mạch THD
  • Một số phương pháp thắt trĩ công nghệ cao: Milligan Morgan, Ferguson, White Head

Thắt vòng cao su là một trong những phương pháp tác động ngoại khoa phổ biến

Nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh lưu ý là bắt buộc phải có sự thăm khám cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới có thể được tiến hành tác động ngoại khoa. 

Người bệnh hoàn toàn không được tự ý tự quyết gây ra hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra cần có bác sĩ chuyên môn thực hiện chứ người bệnh không nên tìm đến các cơ sở y tế không uy tín, không đảm bảo. 

Sử dụng thuốc YHCT điều trị bệnh trĩ – Giải pháp AN TOÀN, DỨT ĐIỂM được các chuyên gia y học khuyên dùng

Ngoài 2 phương pháp kể trên, thuốc YHCT cũng được rất nhiều người bệnh lựa chọn bởi những đặc tính ưu việt như hiệu quả điều trị cao và rất an toàn cho người sử dụng. 

Đặc biệt, thuốc YHCT có khả năng tác động sâu vào bên trong cơ thể giúp cho bệnh được giải quyết từ gốc rễ, nhổ bỏ bệnh triệt để và nguy cơ tái phát thấp, hiệu quả lâu dài.

Hạn chế lớn nhất của thuốc YHCT có lẽ nằm ở chính thời gian sử dụng. Vốn có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên thuốc cần thời gian lâu hơn để phát huy được hết các dược tính. Điều đó đồng nghĩa với việc người bệnh cần thời gian sử dụng tương đối lâu, kiên trì nếu muốn thấy được kết quả.

Sử dụng thuốc YHCT điều trị bệnh trĩ là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, một trong những bài thuốc YHCT uy tín và hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh trĩ, trong đó bao gồm cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp chính là Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Bài thuốc được coi là “ưu tiên hàng đầu” cho người bị trị khi hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội khác hẳn với các phương thuốc chữa trĩ khác có mặt trên thị trường.

Nguồn gốc từ phương thuốc cổ phương của người H’mông, gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự AN TOÀN – LÀNH TÍNH từ thảo dược thiên nhiên

Nguồn gốc của Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là đến từ bài thuốc cổ phương của người H’mông, sau đó được các chuyên gia, y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc sưu tầm, nghiên cứu và phối chế lại sao cho hợp lý. 

Sau khi được phân tích kỹ lưỡng, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được ra đời với thành phần bao gồm tổng cộng hơn 30 loại thảo dược khác nhau. Từng loại đều có những công dụng riêng và được phối chế với nhau với tỉ lệ hài hòa.

Thành phần hơn 30 loại thảo dược của Thăng trĩ Dưỡng huyết thang khiến cho bài thuốc này không chỉ hiệu quả bậc nhất mà còn rất an toàn, lành tính cho người sử dụng, có thể dùng cho nhiều người bệnh với nhiều cơ địa và lứa tuổi khác nhau.

Một số vị thuốc trong Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Ngoài ra, Trung tâm Thuốc dân tộc còn luôn được biết đến là một cơ sở y tế rất uy tín khi có nguồn thảo dược được nhập từ chính vườn dược liệu Đông y của Trung tâm, được trồng đạt theo tiêu chuẩn GACP – WHO của Bộ y tế.

Sự phối chế hài hòa của 3 chế phẩm: Điều trị bệnh trĩ từ trong ra ngoài

Điểm vượt trội và ưu việt tiếp theo của bài thuốc, đó chính là ít có sản phẩm nào có đồng thời cùng một lúc 3 chế phẩm để dùng đồng thời như Thăng trĩ Dưỡng Huyết Thang. 

Mục tiêu của các bác sĩ là đảm bảo bài thuốc này phải vừa giải quyết được các triệu chứng bệnh nhanh chóng, vừa phục hồi được những thương tổn ở tại khu vực hậu môn do búi trĩ gây ra đồng thời vừa phải cải thiện sức khỏe, giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. 

Chính vì vậy mà bài thuốc đã ra đời với 3 chế phẩm thuốc ngâm – thuốc uống – thuốc bôi để có thể điều trị bệnh được từ trong ra ngoài thật hiệu quả.

3 chế phẩm thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Không vượt ngoài mong đợi, bài thuốc đã đem lại kết quả rất tốt cho những bệnh nhân điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm và Theo khảo sát thực tế cho thấy, người bệnh sẽ có thời gian khỏi bệnh trung bình từ 3-4 tháng.

Mặt khác,, 100% người sử dụng đều khẳng định thuốc rất AN TOÀN, LÀNH TÍNH và hoàn toàn KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ. Kết quả ghi nhận trên người bệnh có đến gần 90% đã tự co búi trĩ chỉ sau 3 tháng dùng thuốc.

Hiệu quả ghi nhận được từ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Chính vì những ưu điểm vượt trội kể trên mà bài thuốc đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các chuyên gia YHCT cũng như người bệnh đã điều trị. Báo chí, truyền hình cũng nhiều lần đưa tin về Thăng trĩ Dưỡng huyết thang và các chuyên mục truyền hình về sức khỏe cũng vậy. 

Đã có ít nhất 2 lần Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được giới thiệu trên sóng truyền hình thông qua 2 chương trình là Kinh tế số – Góc nhìn người tiêu dùng VTC2 kênh VTV2 Social chất lượng cuộc sống

VTV2 Social Chất lượng cuộc sống đưa tin về bài thuốc

Điều đặc biệt, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang thậm chí còn thuyết phục được hoàn toàn người bệnh, trong đó có cả các NS, người nổi tiếng. NS Bình Xuyên – gương mặt gạo cội trong màn ảnh Việt cũng đã từng điều trị bệnh trĩ với bài thuốc này. 

Bị trĩ nội độ 2 trong suốt khoảng 4 năm trời và, dùng qua nhiều phương pháp không khỏi, khi sử dụng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, NS Bình Xuyên đã được chữa hẳn khỏi“bệnh trĩ” nên NS Bình Xuyên rất hài lòng và tin tưởng bài thuốc, Trung tâm.

Xem video: VTC2 Giới Thiệu Bài Thuốc Điều Trị Bệnh Trĩ của Thuốc Dân Tộc – TDT

Có thể bạn cần: Thăng trĩ Dưỡng huyết thang: Thần dược chữa bệnh trĩ của người H’Mông 

Hiện nay, Trung tâm Thuốc dân tộc được biết đến là địa chỉ điều trị bệnh trĩ bằng Đông y hàng đầu trên cả nước. Hàng năm, Trung tâm tiếp nhận hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bệnh đến khám chữa, trở thành 1 trong những cơ sở Đông y đông khách, uy tín nhất. 

Nếu người bệnh đang gặp các vấn đề về bệnh trĩ, cần tư vấn thì có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm để được tư vấn miễn phí 24/7.

Các cách phòng ngừa bệnh trĩ cần lưu ý

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đã kể trên, người bệnh trĩ còn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày của mình. Ngoài ra, dưới đây cũng là một số cách để phòng ngừa bệnh trĩ mà tất cả mọi người cần ghi nhớ:

  • Ăn nhiều chất xơ, hoa quả trái cây, uống nhiều nước: Bổ sung thêm chất xơ, hoa quả, trái cây vào bữa ăn; xây dựng thói quen uống nhiều nước. 
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao: Cố gắng tập đều đặn, không ngồi quá lâu một chỗ để hạn chế gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh theo khung thời gian: Hãy cố gắng thiết lập thời gian biểu cho việc đi vệ sinh của mình và không nên rặn quá mạnh khi đi đại tiện hay sử dụng điện thoại, đọc sách,… gây mất tập trung và làm kéo dài thời gian ngồi bồn cầu.
  • Tránh để tinh thần bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài:  Hn chế tối đa cảm giác lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, tức giận.

Ăn uống khoa học để phòng bệnh trĩ

Trên đây là những thông tin chung cần biết về bệnh trĩ và những phương pháp điều trị người bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, người bệnh cần lưu ý và theo dõi sức khỏe của mình. Tốt hơn hết, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để không để lại những biến chứng đáng tiếc cho sức khỏe sau này.

Thông tin địa chỉ điều trị bệnh trĩ uy tín nhất:

Đừng bỏ qua:

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua