Bệnh Gout: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị hiệu quả nhất năm 2021

Đánh giá bài viết

Gout là một thể bệnh viêm khớp thường gặp ở người trung niên do sự tăng sinh quá mức của nồng độ acid uric trong máu tại mô hoặc khớp. Căn bệnh này có thể chữa khỏi được không, làm cách nào để phòng ngừa phần nội dung bài đọc dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết hơn để bạn đọc có thêm thông tin hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh lý. 

Gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gout hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm khớp do tinh thể. Tại vùng tổn thương các khớp sưng viêm bị biến dạng và có sự lắng đọng của các tinh thể muối natri urat tại mô khớp. 

Báo VTC.vn: Đối phó với bệnh Gout lâu năm nhờ bài thuốc Gout Đỗ Minh 150 năm tuổi

Đặc trưng của bệnh bởi các đợt viêm cấp và đợt tái phát gây ra những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến hiện tượng lắng đọng tinh thể urat tại khớp. Các tinh thể này sẽ hoạt hóa bổ thể hoặc hướng hóa động bạch cầu, tiêu diệt bạch cầu, giải phóng chất gây viêm dẫn đến quá trình viêm trong khớp. 

Một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh gút có thể kể đến như:

  • Do chế độ ăn: Thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ người mắc bệnh gout ngày một gia tăng. Ăn nhiều thực phẩm có lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, uống nhiều đồ có cồn, ăn ít rau xanh sẽ làm ngắn quá trình đào thải acid uric, dẫn đến sự lắng đọng của tinh thể urat gây bệnh gout. 
  • Do tuổi tác, giới tính: Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới từ 30 đến 50 tuổi, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh ít hơn do nồng độ acid uric thấp. Tuy nhiên đến giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ acid uric của phụ nữ tăng cao gần bằng nam giới nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh. 

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout

  • Do béo phì: Thừa cân, béo phì cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid uric hơn do người bệnh thường xuyên ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất đạm gây khó khăn cho thận trong quá trình loại bỏ acid uric. 
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazid để chữa tăng huyết áp và aspirin liều thấp cũng có thể gây tăng nồng độ acid uric. Do đó việc sử dụng thuốc chống thải ghép có thể được áp dụng cho những ai đã trải qua cấy ghép nội tạng. 
  • Do tiền sử gia đình: Con cái sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh gout thì nguy cơ bị gút sẽ cao hơn người bình thường. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout bao gồm có: 

  • Nam giới từ 30 đến 50 tuổi. 
  • Phụ nữ mãn kinh. 
  • Người béo phì. 
  • Người mới bị chấn thương 
  • Người có bệnh lý về thận. 
  • Người vừa phẫu thuật. 

Triệu chứng của bệnh gout

Các triệu chứng của bệnh gout đa phần thường biểu hiện về đêm và không có dấu hiệu ban đầu. Bệnh lý chuyển sang giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính thì mới xuất hiện một số biểu hiện khác như: 

  • Các khớp bị sưng tấy và đau dữ dội. 
  • Cử động sẽ làm các khớp đau nhiều hơn. 
  • Sưng đỏ các khớp. 
  • Vùng quanh khớp có dấu hiệu ấm nóng. 

Các biểu hiện của bệnh lý thường xuất hiện trong vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày. Những trường hợp mắc bệnh nặng thì các triệu chứng sẽ kéo dài lâu hơn. 

Bệnh gout có gây nguy hiểm không? 

Ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh gout là bệnh lành tính và có thể kiểm soát, phòng ngừa được thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan bởi triệu chứng của bệnh sẽ khiến bạn bị đau đớn, căng thẳng, mất ngủ. 

Ngay khi có những triệu chứng bất thường bạn cần chủ động đi khám bác sĩ sớm để tránh nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như: 

  • Bệnh lý tái phát nhiều lần, triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn gây cảm giác vô cùng đau đớn, có thể gây phá hủy khớp của bệnh nhân. 
  • Bệnh lý có thể tạo ra các hạt tophi bên trong khớp làm cứng khớp, gây sưng, biến dạng khớp và giảm khả năng vận động. 
  • Bệnh sỏi thận: Acid uric có thể tích tụ trong thận dẫn đến bệnh lý sỏi thận. 

THAM KHẢO NGAY: Axit uric là gì? Cách hạ axit uric an toàn, hiệu quả từ thảo dược tự nhiên

Phương pháp chẩn đoán mắc bệnh gout 

Để xác định bệnh nhân có bị gout hay không bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp chẩn đoán như sau: 

  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút chất lỏng ở khớp có triệu chứng đau nóng, nhức, sưng để xét nghiệm và tìm tinh thể urat dưới kính hiển vi. 
  • Xét nghiệm máu: Mẫu máu sẽ được lấy đi để kiểm tra nồng độ axit uric có tăng cao hay không. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm có thể gây hiểu nhầm nên người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm khác. 
  • Chụp X-quang: Để phát hiện tinh thể urat có ở trong khớp không và loại trừ nguyên nhân gây viêm khớp.
  • Siêu âm: Nhằm mục đích phát hiện urat và các hạt tophi trong ổ khớp.

Cách điều trị bệnh gout 

Sau khi xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Những phương pháp chữa bệnh gút phổ biến đang được áp dụng hiện nay có thể kể đến như sau: 

Tây y chữa bệnh gout

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh gout có thể kể đến như: 

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid có hiệu quả nhanh trong việc giảm đau, giảm sưng viêm tại vùng khớp bị tổn thương. Một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như Diclofenac, celecoxib, piroxicam,…
  • Thuốc Colchicine điều trị bệnh gout bằng cách ức chế sự bám dính và thực bào di chuyển, hóa ứng động của bạch cầu trung tính tại ổ viêm từ đó mang đến hiệu quả giảm phản ứng viêm với tinh thể urat. 
  • Các loại thuốc corticoid chống viêm cực mạnh tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nên bị hạn chế khi dùng, người bệnh chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn. 
  • Thuốc ức chế tổng hợp acid uric giúp làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể bằng cách ức chế men xanthin oxidase – XO. 
  • Thuốc làm tăng đào thải acid uric ra ngoài thông qua hoạt động của thận. Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến như probenecid, benzbromarone, lesinurad,…
  • Thuốc hủy acid uric dùng trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, tinh thể muối urat đã lắng đọng thành hạt tophi tại khớp khiến khả năng vận động của bệnh nhân suy giảm. 

Mẹo dân gian chữa bệnh gout 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng thêm bài thuốc dân gian để hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh gout gây ra.

Các bài thuốc dân gian chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng mới khởi phát, chưa có biến chứng sẽ dễ khắc phục, nhanh mang đến hiệu quả hơn. 

Một số mẹo dân gian bạn có thể tham khảo để chữa bệnh gout như sau: 

Mẹo chữa bệnh gout bằng lá lốt 

Lá lốt là loại thảo dược thiên nhiên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gout. 

Dược liệu có vị cay, tính ấm với công dụng trừ phong thấp, tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống, làm ấm khớp và làm mạnh gân cốt. Tây y cũng đã nghiên cứu về nguyên liệu này và tìm thấy nhiều hoạt chất tốt như flavonoid, alcaloid,…giúp giảm viêm, giảm đau nhức, kích thích cơ thể sản sinh collagen tăng độ đàn hồi mô sụn và hỗ trợ đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. 

Cách dùng lá lốt để chữa bệnh gout tại nhà khá đơn giản: 

  • Chuẩn bị khoảng 15 đến 30g lá lốt tươi, nếu không có thì thay thế bằng khoảng 10g lá lốt khô. 
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 2 bát nước cạn còn ½ bát thì tắt bếp. 
  • Loại bỏ phần bã rồi uống mỗi ngày một lần sau bữa ăn tối khoảng 20 phút là được. 

Hoặc bạn có thể áp dụng cách làm số 2 như sau: 

  • Chuẩn bị 30g lá lốt tươi, làm sạch kỹ sau đó ngâm nước muối loãng 15 phút để loại bỏ hết các tạp chất và bụi bẩn còn sót lại. 
  • Thái nhỏ lá lốt sau đó cho vào ấm đun sôi cùng 2 lít nước trong 10 phút rồi tắt bếp. 
  • Cho nước đã nấu ra thau, hòa thêm ít muối ăn, đợi nguội rồi dùng để ngâm chân, tay, nhất là vị trí bị đau khớp. 

Mẹo chữa bệnh gout với lá trầu không 

Tinh dầu của trầu không có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất tốt cho việc điều trị bệnh gout như estragol, chavibetol,… Không chỉ vậy, trong nguyên liệu này còn chứa hàm lượng lớn chất sát trùng, chất chống oxy hóa, polyphenol,…giúp giảm viêm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương cực tốt. 

Mẹo chữa bệnh gout từ lá trầu không được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu mang đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút sau đó vớt ra để ráo, vò hơi nát. 
  • Cho nguyên liệu vào ấm và sắc chung với 1,5 lít nước trong vòng 5 đến 7 phút. 
  • Đổ nước đã nấu ra thau, hòa chung với một chút muối rồi chờ nguội bớt để ngâm vùng khớp bị đau trong khoảng 15 phút là được. 

Hoặc bạn có thể áp dụng theo cách sau: 

  • Làm sạch 150g lá trầu không, ngâm nước muối loãng 15 phút sau đó vớt ra để thái nhuyễn. 
  • Cho lá trầu không vào một quả dừa xiêm để ngâm trong 30 phút rồi lọc bỏ bã. 
  • Nước thu được dùng để uống vào mỗi buổi sáng khi bụng rỗng. 

Đông y chữa bệnh gout

Theo quan niệm Đông y, bệnh gout hay còn được gọi là thống phong do phong hàn thấp, tấu lý không chặt và vinh vệ hư. 

Các bài thuốc Đông y sẽ can thiệp vào máu, tăng cường chính khí, bổ trợ chức năng gan thận, hỗ trợ hoạt động chuyển hóa, đào thải acid uric dư thừa để kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Tùy theo tình trạng người bệnh thầy thuốc sẽ kê đơn sao cho phù hợp. Một số bài thuốc thường được dùng để chữa bệnh gút có thể kể đến như: 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh số 1

  • Chuẩn bị các loại thảo dược gồm ngân diệp, thạch cao, tri mẫu, mộc thông, bạch thược, quế chi, hải đồng bì, cam thảo và phòng kỷ. 
  • Làm sạch các loại thảo dược sau đó cho vào ấm sắc cùng lượng nước vừa đủ để uống. 
  • Kiên trì sử dụng 1 tháng tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Tùy theo triệu chứng của người bệnh thang thuốc có thể gia giảm thêm. 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh số 2 

  • Các nguyên liệu cần có trong bài thuốc gồm ô đầu, đương quy, tế tân, xích thược, tỳ giải, uy linh tiên, ý dĩ, quế chi và thổ phục. 
  • Cho các loại thảo dược vào ấm sắc cùng lượng nước vừa đủ để uống ngày 1 thang. Kiên trì thực hiện đến khi các triệu chứng đã được cải thiện. 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh số 3 

  • Dược liệu trong bài thuốc cần có hoàng cầm, đương quy, đẳng sâm, phòng kỷ, trạch tả, trư linh, thương truật, xích tiểu đậu, ý dĩ nhân, khổ sâm, thăng ma và tri mẫu. 
  • Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm và sắc mỗi ngày 1 thang, kiên trì thực hiện đến khi bệnh được thuyên giảm. 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh số 4 

  • Hãy chuẩn bị các nguyên liệu gồm đào nhân, mộc qua, đương quy, xích thược, xuyên khung, hồng hoa, uy linh tiên, triết bối mẫu, dã xích đậu, giáp châu, ty qua lạc, tạo giác thích. 
  • Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm sắc lấy nước để uống đều đặn mỗi ngày một thang. Kiên trì thực hiện 1 tháng bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tích cực. 

Bài thuốc Gout Đỗ Minh – Chắt lọc 150 năm tinh hoa Y học cổ truyền, dứt điểm gút an toàn, hiệu quả

Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường là đơn vị đi đầu trong công tác bảo tồn, phát triển tinh hoa Y học cổ truyền trong ứng dụng điều trị bệnh. Bên cạnh đó, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh suốt 150 năm bằng thảo dược trong nước, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Gout Đỗ Minh.

Trải qua nhiều biến động của xã hội và nền y học nước nhà, hiện tại bài thuốc vẫn tồn tại và được lương y Đỗ Minh Tuấn, truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường hoàn thiện và cải tiến công thức bào chế.

Theo đó, xuất phát từ nền tảng ban đầu, lương y Đỗ Minh Tuấn đã phát triển bài thuốc Gout Đỗ Minh theo cơ chế “Vừa tấn công, vừa phòng thủ”. Thông qua việc sử dụng cùng lúc 3 chế phẩm trong một liệu trình, Gout Đỗ Minh vừa có tác dụng loại bỏ căn nguyên gây bệnh, kiểm soát axit uric vừa có tác dụng bồi bổ nâng cao chính khí, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Cụ thể, Gout Đỗ Minh gồm:

  • Thuốc đặc trị gout: Nhiệm vụ chính là tiêu axit uric trong máu, từ đó tiêu viêm sưng, giảm đau hiệu quả cho các trường hợp gút cấp tính và mãn tính. Thuốc được kết hợp từ những bí dược chất lượng cao như hy thiêm thảo, ba kích, trạch tả, hạ khô thảo,… theo TỶ LỆ VÀNG.
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết: Sử dụng các vị thuốc như xích đồng, cà gai, hạnh phúc, bệnh bộ,… giúp tập trung thực hiện nhiệm vụ bồi bổ can thận, dưỡng âm, kiện tỳ, cân bằng âm dương, bồi bổ khí huyết. Đặc biệt, nâng cao khả năng đào thải axit uric của thận, giúp điều trị bệnh gout từ gốc nhưng không gây hại cho thận.
  • Thuốc giải độc, chống viêm: Là sự kết hợp của kim ngân càng, bồ công anh, nhân trần,… có vai trò như kháng sinh giúp khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ tình trạng sưng đỏ do gout gây ra.

CLICK XEM THÊM: Bài thuốc Đỗ Minh Đường chữa gout có tốt không? [REVIEW chi tiết]

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể, ngoài chức năng bài tiết của nước tiểu, thận còn bài tiết các chất chuyển hoá của cơ thể là Acid uric. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp vấn đề về chuyển hóa, acid uric không được đào thải tốt qua thận, nồng độ trong máu tăng lên, gây kết tinh thành các tinh thể urat tại ổ khớp gây nên tình trạng gout. 

Nắm chắc vấn đề này mà nhà thuốc chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều loại thảo dược có khả năng phục hồi chức năng đào thải axit uric của thận, làm chậm quá trình chuyển hóa purin từ thực phẩm giúp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn”.

Lương y Tuấn cũng chia sẻ thêm, ngoài việc sử dụng bài thuốc Gout Đỗ Minh, khi điều trị gout tại Đỗ Minh Đường người bệnh còn được tư vấn thêm chế độ ăn uống, luyện tập giúp người bệnh đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Một số ưu điểm vượt trội của bài thuốc Gout Đỗ Minh:

  • Thành phần dược liệu 100% tự nhiên, đảm bảo sử dụng an toàn cho mọi đối tượng 
  • Nguồn gốc dược liệu rõ ràng, toàn bộ thảo dược được thu hái từ các vườn thuốc đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường xây dựng và quản lý.
  • Thuốc không lẫn tạp chất, thuốc tân dược và tàn dư hóa chất. Do đó, gout Đỗ Minh không gây tác dụng phụ, không gây hại cho gan, thận và dạ dày.

Là một trong những “nhân chứng sống” chữa khỏi bệnh gout tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Bác Đỗ Văn Nho đã có những chia sẻ về hiệu quả bài thuốc này như sau:

“Tôi đã điều trị thành công gout lâu năm tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường sau 4 tháng. Mới đầu khi tới nhà thuốc tôi không có hy vọng nhiều, chỉ nghĩ sao cho bớt cơn đau là được. Thế nhưng khi gặp được bác sĩ Long, được bác sĩ khám và kê đơn thì tôi mới thực sự có niềm tin. Hiện tại, tôi sẽ tiếp tục sử dụng thêm 2 tháng thuốc nữa để hết hẳn bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát”.

[GÓC CHIA SẺ: BÁC ĐỖ VĂN NHO CHỮA KHỎI BỆNH GÚT SAU 4 THÁNG TẠI ĐỖ MINH ĐƯỜNG]

Nhờ những đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền Y học cổ truyền, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – nhãn hiệu ưa dùng”“Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Ngoài ra, trong nhiều năm nay Đỗ Minh Đường thường xuyên được các đài truyền hình mời cộng tác trong các chương trình truyền hình uy tín trên VTV2, VTC2, H1 – truyền hình Hà Nội với vai trò là cố vấn y khoa. Tại đây, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giải đáp cho khán giả cả nước nhiều kiến thức bệnh học thiết thực, khoa học.

Có thể nói rằng, Gout Đỗ Minh là “ánh sáng cuối đường hầm” của hàng ngàn người bị bệnh gout. Hiện bài thuốc này chỉ được kê DUY NHẤT tại 2 cơ sở của nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại:

  • Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) và 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).
  • Fanpage: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lưu ý khi điều trị bệnh gout 

Để quá trình điều trị bệnh gout đạt hiệu quả tốt nhất người bệnh cần phải chú ý đến một số vấn đề như sau: 

  • Trong chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh gout nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, ưu tiên rau xanh, hoa quả. 
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều purin như hải sản và thịt đỏ. 
  • Mỗi ngày cần đảm bảo uống đủ 2 đến 3 lít nước lọc, hạn chế nước có gas để tăng cường khả năng đào thải acid uric, tiêu giảm kết tinh urat tại ống thận. 
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, tránh làm việc nặng nhọc, quá sức sẽ khiến thời gian lành bệnh càng lâu hơn. 
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, tránh thức khuya và hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. 
  • Chủ động giữ ấm cơ thể để tránh bị cảm lạnh, đau nhức xương khớp khi nhiệt độ không khí xuống thấp. 
  • Ngâm chân với nước ấm, thoa dầu vào gan bàn chân thường xuyên, chủ động đi tất trước khi đi ngủ. 
  • Tuân theo sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị, tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, dừng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép. 
  • Chủ động duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh để không gây áp lực lên hệ xương khớp. 
  • Thường xuyên đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe chung. 
  • Điều trị dứt điểm những bệnh lý có thể dẫn đến bệnh gout. 

Bệnh gout tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng. Do đó nếu có những biểu hiện bất thường bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chi tiết hơn. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh gout hãy CLICK NGAY để nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Đăng ký thăm khám MIỄN PHÍ bằng cách BẤM NGAY VÀO LINK: https://m.me/nhathuocdominhduong

>> ĐỌC NGAY: Hàng ngàn người thoát khỏi bệnh gout nhờ bài thuốc từ thảo dược 150 năm tuổi

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua