Bệnh Á Sừng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị [Chi Tiết Nhất]

Đánh giá bài viết

Bệnh á sừng là một trong những căn bệnh thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào từ người già đến người trẻ. Bệnh được đánh giá là không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị tích cực có thể gây nhiều phiền toái và biến chứng nghiêm trọng. 

Bệnh á sừng là gì?

Bệnh á sừng (tên tiếng Anh là Dermatitis plantaris sicca) là một bệnh da liễu phổ biến, thuộc nhóm viêm da cơ địa. Theo y học hiện đại định nghĩa bệnh á sừng là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn thiện, còn sót lại phần nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa. 

Bệnh á sừng được xếp vào nhóm các bệnh viêm da cơ địa phổ biến hiện nay
Bệnh á sừng được xếp vào nhóm các bệnh viêm da cơ địa phổ biến hiện nay

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau trên bề mặt da, chủ yếu là các vị trí như đầu ngón tay, ngón chân, kẽ chân, gót chân…Các triệu chứng này có thể xuất hiện cục bộ tại một vị trí bất kỳ nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra cùng lúc tại nhiều vùng da khác nhau làm tăng sự khó chịu cho người bệnh. 

Triệu chứng nhận biết bệnh á sừng

Theo các chuyên gia da liễu thì bệnh á sừng sẽ biểu hiện ra bằng một số các triệu chứng đặc trưng sau đây: 

  • Da khô nứt nẻ, bong tróc: Đây là do các tế bào da quá khô ráp, lớp sừng dày nên bong ra ngoài, nứt nẻ, sưng tấy tạo nên những đường rãnh nông trên da. 
  • Đau rát, chảy máu: Chính vì da dẻ nứt nẻ, bong tróc và tạo nên các đường nứt sâu, hậu quả là chảy máu, đau rát.
  • Ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện ngay tại vị trí da bong tróc, nếu bạn càng gãi mạnh thì càng gây tổn thương nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. 
Triệu chứng bệnh á sừng thường gặp
Triệu chứng bệnh á sừng thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Có rất nhiều nguyên nhân bệnh á sừng và một trong số các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Do cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với các tác động từ môi trường, thời tiết hay các yếu tố khách quan khác. Đồng thời, di truyền cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này nhưng khá hiếm gặp. 
  • Những người có thói quen thường xuyên cọ xát tay, chân hoặc do thực hiện lặp lại liên tục các cử động như cọ xát gót chân hay ngón chân vào giày trong lúc di chuyển. 
  • Cơ địa tiết nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh á sừng do làn da của bạn luôn trong tình trạng ẩm ướt rồi khô đi, lặp lại nhiều lần như vậy sẽ khiến da mất đi sự cân bằng và gây nứt nẻ. 
  • Do sự thay đổi thời tiết thất thường, nắng nóng đổ nhiều mồ hôi hay mùa đông quá lạnh cũng khiến bệnh xuất hiện hoặc tái phát và trở nên nặng hơn. 
  • Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với các loại hóa chất, chất kích ứng cũng khiến cho da bị tác động và gây bệnh á sừng. 
  • Ngoài ra, việc cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, E, D, C…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh á sừng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh á sừng

Bệnh á sừng có nguy hiểm không? Có lây không?

Theo thông tin từ các chuyên gia thì bệnh á sừng thực chất không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, việc suy nghĩ bệnh quá đơn giản, các triệu chứng ngoài da không đáng lo ngại nên không thăm khám có thể khiến cho bệnh ngày càng diễn tiến nghiêm trọng và nặng hơn, kéo dài khó trị khỏi dứt điểm. 

Thống kê gần đây nhất cho thấy bệnh á sừng và các triệu chứng của nó gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, việc lơ là trong việc điều trị chính là điều kiện để gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Tăng nguy cơ bị bội nhiễm, hoại tử da

Việc bề mặt da bị tổn thương nghiêm trọng khiến cho các lỗ chân lông bít tắc, các chất độc trong cơ thể không thể thoát khỏi da. Mồ hôi tồn đọng trong lỗ chân lông gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, người bệnh sẽ phải gãi liên tục để giảm ngứa và chính lúc này tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da gây bệnh. 

Thậm chí, sự xâm nhập của các loại vi khuẩn tụ cầu vàng hay vi khuẩn mủ xanh có thể khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có thể gây hoại tử khi không được điều trị kịp thời. 

Nhiễm trùng máu

Bề mặt da bị á sừng, tổn thương và suy yếu khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể thông qua các vết trầy xước đó và đi sâu vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Thậm chí nguy hiểm hơn còn dẫn đến bại liệt, biến dạng khớp, các bệnh lý tim mạch, viêm tủy xương…

Bệnh á sừng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người
Bệnh á sừng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người

Hạn chế chức năng bảo vệ của da

Tình trạng da bị á sừng khi không được điều trị kịp thời và kéo dài và khiến cho lớp da bị bong tróc liên tục, da càng suy yếu thì chức năng bảo vệ càng suy giảm. Không những vậy, những triệu chứng của bệnh như khó chịu, đau nhức cũng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. 

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra nếu không được điều trị kịp thời thì vấn đề bệnh á sừng có lây không cũng là vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc. Tuy nhiên, thực chất thì đây là bệnh lý thuộc nhóm viêm da cơ địa dị ứng, hoàn toàn không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây. 

Các cách điều trị bệnh á sừng hiệu quả và an toàn

Như đã biết thì bệnh á sừng là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó lại là cơ sở để phát triển nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Không những vậy, các vết á sừng trên da có thể gây ra ảnh hưởng thẩm mỹ rất lớn khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti và ngại ngùng trong giao tiếp, sinh hoạt. 

Bệnh càng lâu càng diễn tiến phức tạp và khó chữa trị. Vì vậy việc chủ động điều trị tích cực, tập trung vào cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát là điều nên làm ngay lúc này. 

Cách cải thiện triệu chứng của bệnh á sừng

Khi mắc bệnh, bạn cần lưu ý hình thành thói quen thực hiện các điều sau đây để cải thiện triệu chứng của bệnh á sừng

  • Dưỡng ẩm da: Đây là cách thức đơn giản và dễ thực hiện nhất khi muốn cải thiện triệu chứng của bệnh á sừng nói riêng cũng như các bệnh lý về da nói chung. Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có khả năng làm dịu da, ẩm da, mềm da hoặc dầu oliu để thoa lên tay, chân, những nơi da đang bị nổi vảy, khô ráp hoặc bôi toàn thân để đạt hiệu quả tốt hơn. 
  • Bảo vệ các vết nứt trên da: Để giúp các vết nứt nhanh lành thì người bệnh cần tuyệt đối gãi ngứa hay động chạm nhiều lần đến vết thương. Và để hỗ trợ thực hiện được điều này bạn có thể sử dụng thuốc Acrylate dạng bôi hoặc dạng xịt trực tiếp lên vết nứt để giảm đau, giảm ngứa nhanh chóng. 
  • Tránh các yếu tố nguy cơ làm tổn thương lớp sừng da: Tuyệt đối giữ cho các lớp mụn nước, lớp á sừng hay vết nứt tạo rãnh luôn được an toàn, tránh chà xát hay kỳ cọ mạnh vì rất dễ gây nhiễm khuẩn và càng khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. 
Bôi thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm hằng ngày là cách cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng
Bôi thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm hằng ngày là cách cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh chóng
  • Tránh để nước tiếp xúc da: Sau khi tắm hoặc rửa tay, rửa chân thì người bệnh nên dùng khăn sạch để thấm khô nước trên cơ thể, ở mọi ngóc ngách, nhất là ở các kẽ chân, kẽ tay rồi hay bôi kem dưỡng ẩm để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Không ngâm tay ngâm chân trong nước muối: Nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao nhưng đồng thời nó cũng có đặc tính ưu trương và dễ làm cho làn da bị căng cứng, khô và dễ nứt nẻ gây bệnh hơn. 
  • Uống nhiều nước: Da khô chính là nguyên nhân góp phần vào việc khiến làn da trở nên yếu ớt, suy giảm chức năng bảo vệ nên dễ gây ra bệnh á sừng. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên uống nước, trung bình ít nhất mỗi ngày 2 lít để vừa đủ nước cho cơ thể hoạt động vừa giúp cấp nước cho da thêm khỏe mạnh. 

Cách điều trị bệnh á sừng khi đã trở nặng

Khi bệnh á sừng chuyên sang giai đoạn nặng và bắt đầu có những triệu chứng, biểu hiện nghiêm trọng, thậm chí bắt đầu có xu hướng xuất hiện biến chứng thì tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác bệnh và hướng dẫn điều trị kịp thời, đúng cách. 

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh á sừng

Cũng tương tự như nhiều loại bệnh da liễu khác nhau, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán trước, sau đó tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ được kê toa thuốc trị á sừng phù hợp. 

Một số dòng thuốc được kê đơn phổ biến để điều trị bệnh á sừng có thể kể đến như:

  • Thuốc Salicylic Acid:

Đây là loại thuốc bôi ngoài da và có tác dụng làm giảm lớp sừng hóa, hồi phục làn da bị tổn thương, tái tạo da mới và giúp chúng mịn màng, hạn chế tối đa tình trạng da bị bong tróc như trước. Bên cạnh đó, còn một số loại thuốc Salicylic Acid còn kèm theo khả năng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Tuy nhiên cần hết sức lưu ý về tác dụng phụ của thuốc, tránh lạm dụng một cách quá đà vì có khả năng gây ra hoại tử vùng da đang bị tổn thương rất nguy hiểm. 

  • Nhóm thuốc Corticoid

Một số loại thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ kê đơn như Fexofenadin, Prednisolon và Certerizin. Đây là những dòng thuốc có khả năng điều trị vùng da bị á sừng khi đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Những thành phần có trong thuốc đều có tác dụng đặc trị tối ưu, kháng viêm, cấp ẩm tốt cho làn da và từ đó giúp ngăn chặn quá trình sừng hóa. 

Đồng thời, các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát hay bị bong da cũng sẽ được cải thiện đáng kể khi sử dụng nhóm thuốc này. 

Sử dụng thuốc Tây là cách hiệu quả, nhanh chóng nhất để điều trị bệnh á sừng
Sử dụng thuốc Tây là cách hiệu quả, nhanh chóng nhất để điều trị bệnh á sừng
  • Thuốc kháng histamine

Đây cũng là một trong những loại thuốc được các bác sĩ chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh á sừng. Thuốc đem lại hiệu quả khá tốt và nhanh chóng nhưng nhược điểm là dễ gây ra một vài tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ hoặc choáng đầu trong tích tắc… Vì vậy, trong hướng dẫn sử dụng thuốc bao giờ cũng lưu ý người bệnh sau khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamine thì nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động, nhất là những việc cần tập trung cao độ như lái xe hay học tập, làm việc…

  • Thuốc chống nấm

Cùng với những loại thuốc trên thì nhóm thuốc chống nấm cũng sẽ được các bác sĩ kê đơn cho người bị bệnh á sừng sử dụng. Một số loại thuốc phổ biến như Griseofulvin, Nizoral hoặc đưa xuất Imidazol…

  • Thuốc điều hòa miễn dịch và kháng sinh

Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này được kê đơn sử dụng phổ biến như pimeccromimus, tacrolimus…đây là thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Còn các loại thuốc kháng sinh được kết hợp sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh á sừng đạt kết quả tốt hơn. 

Trị bệnh á sừng bằng Đông y

Trong Đông y thì bệnh á sừng được xếp vào nhóm các bệnh lý về da liễu mãn tính. Và Đề điều trị bệnh thì ta cần tác động trực tiếp vào nguồn căn gây bệnh, tức là phải chữa từ gốc chữa ra. Theo đó, đối với căn bệnh á sừng thì muốn chữa trị căn nguyên thì cần phải tiến hành bồi bổ, phục hồi chức năng hoạt động của thận, gan, làm mát, thanh nhiệt giải độc…

Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp Đông y cổ truyền đó chính là quá trình điều trị thường kéo dài lâu hơn so với các cách điều trị Tây y hiện đại. Nhưng ưu điểm của nó lại vượt trội hơn đó là đảm bảo sự an toàn, hiệu quả điều trị lâu dài và bệnh ít hoặc không còn tái phát nữa. 

Một số bài thuốc chữa bệnh á sừng được chính các chuyên gia, thầy thuốc Đông y khuyên dùng như:

Các bài thuốc Đông y trị á sừng có tác dụng khá chậm nhưng hiệu quả trị bệnh cao, an toàn
Các bài thuốc Đông y trị á sừng có tác dụng khá chậm nhưng hiệu quả trị bệnh cao, an toàn
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hà thủ ô, sinh địa, ké đầu ngựa, huyền sâm và hỏa ma nhân mỗi loại 12gram sắc lấy nước uống. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bĩ kinh giới, bồ công anh, rau má, thổ phục linh, hạ khô thảo và đơn tướng quân mỗi loại 12gram, 10gram trinh nữ hoàng cung và 9gram xích đồng sắc lấy nước uống. 
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 500gram mang tiêu, 240gram cúc hoa dạ và khô phàn, xuyên tiêu mỗi loại 120gram đem nấu sôi rồi lọc lấy nước ngâm ngửa massage cho tróc hết vảy sừng. 
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị hỏa tiêu, khô phàn, phác tiêu và dã cúc khoa mỗi loại 6gram đem nấu sôi lên, lọc lấy phần nước đã cô đặc đem rửa trực tiếp lên vị trí bị á sừng. 
  • Bài thuốc 5: Thanh bì Dưỡng can thang – Đặc trị á sừng, tái tạo, bảo vệ da TOÀN DIỆN

Một trong những bài thuốc chữa á sừng bằng Đông y tốt nhất hiện nay phải kể đến bài Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc được bào chế ĐỘC QUYỀN bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. 

Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình là giải pháp điều trị á sừng – viêm da cơ địa hiệu quả hàng đầu. Chương trình được phát sóng vào ngày 19/11/2019, phần giới thiệu ở phút 19:14.

Mời xem lại toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY.

VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đưa tin về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đưa tin về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Đông y rất độc đáo, bởi nó có sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị y học dân tộc được chắt lọc từ phương thuốc cổ bí truyền của người Tày, bài thuốc Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và khoa học hiện đại thông qua nghiên cứu chuyên sâu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu.

Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu công thức “độc nhất vô nhị” vượt trội hơn hẳn so với những bài thuốc thông thường nhờ sự kết hợp độc đáo của bộ 3 chế phẩm gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA.

Thanh bì Dưỡng can thang công thức thuốc hoàn chỉnh
Thanh bì Dưỡng can thang công thức thuốc hoàn chỉnh

Sự kết hợp chặt chẽ “3 trong 1” này mang đến phác đồ điều trị 3 bước toàn diện, đi sâu giải quyết tận căn nguyên, gốc rễ gây ra tình trạng á sừng, giúp chữa dứt điểm bệnh và ngăn chặn tái phát.

  • Bước 1: Sử dụng bài thuốc ngâm rửa để làm sạch và sát khuẩn vùng da bị á sừng. Bài thuốc này cũng sẽ giúp khoanh vùng tổn thương, làm ẩm và mềm da, loại bỏ các tế bào da chết, nhờ đó giúp thuốc bôi thẩm thấu sâu hơn vào da.
  • Bước 2: Sử dụng thuốc bôi thoa một lớp mỏng lên vùng da bị á sừng. Bài thuốc sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào da, cấp ẩm tức thời, làm mềm da, giảm tình trạng khô rát, nứt nẻ, giảm đau cho bệnh nhân. Trong thành phần thuốc bôi Thanh bì Dưỡng can thang chứa các hoạt chất chống viêm mạnh mẽ, giải quyết tình trạng viêm trên bề mặt da, giúp làm lành tổn thương và phục hồi da từ lớp biểu bì sâu.
  • Bước 3: Dùng thuốc uống 2 lần mỗi ngày để điều trị tận gốc á sừng từ bên trong. Bài thuốc uống là sự phối hợp của hơn 30 thảo dược thượng hạng, giúp giải độc, tiêu viêm, tán ứ, loại bỏ độc tố, nhiệt tà tích tụ dưới da, xử lý tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh. Đồng thời bài thuốc này cũng giúp tăng cường chức năng gan, thận, ổn định cơ địa, nâng cao thể trạng và sức đề kháng giúp bệnh nhân duy trì hiệu quả điều trị lâu dài, phòng ngừa tái phát.
Hướng dẫn sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang
Hướng dẫn sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân á sừng nhờ những ưu điểm vượt trội như:

  • Cơ chế 3 tác động GIẢI ĐỘC – TIÊU VIÊM – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA giúp điều trị á sừng dứt điểm tận gốc.
  • Thành phần 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ.
  • Bài thuốc có thể linh hoạt gia giảm, điều chỉnh thành phần, tỷ lệ thảo dược để tạo ra liệu trình riêng biệt, phù hợp với thể bệnh, mức độ nghiêm trọng và cơ địa của từng người.
  • Công nghệ bào chế hiện đại, đun sắc bằng thiết bị chân không, đóng gói nhỏ gọn, sử dụng dễ dàng.

KHUYẾN CÁO: Bài thuốc chỉ được áp dụng khi có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Tìm hiểu thêm về bài thuốc xem TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Các loại thảo dược có tác dụng trị bệnh á sừng

Á sừng vốn chỉ là một căn bệnh về da liễu khá đơn giản, nếu can thiệp và điều trị kịp thời thì rất dễ trị khỏi bệnh hoàn toàn, thậm chí chỉ với những loại thảo dược dân gian sau đây:

  • Lá lốt: Tác dụng chính của lá lốt đó là kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Dùng lá lốt nấu lấy nước uống mỗi ngày hoặc lá lốt giã ra đắp lên vết thương cũng rất hiệu quả. 
  • Lá trầu không: Với công dụng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời của mình thì bạn có thể dùng lá trầu không nấu lấy nước tắm, rửa vết á sừng, sắc thành thuốc uống mỗi ngày cũng rất hiệu quả. 
  • Cây vòi voi: Sử dụng cây vòi voi để chữa bệnh á sừng là một mẹo dân gian rất phổ biến. Chỉ cần một nắm lá tươi giã cùng muối hạt đắp lên vết thương rồi băng lại để qua đêm cũng rất hiệu quả. 
  • Dầu dừa: Không chỉ có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn tốt mà còn giúp cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho da cực kỳ tốt, góp phần giải quyết vấn đề bong tróc, nứt nẻ làn da. 
Sử dụng dầu dừa bôi hằng ngày vừa giúp làm dịu vết á sừng vừa cấp ẩm cho làn da
Sử dụng dầu dừa bôi hằng ngày vừa giúp làm dịu vết á sừng vừa cấp ẩm cho làn da

Có thể thấy, để điều trị bệnh á sừng có rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi cách sẽ có những đặc điểm riêng, ưu và nhược điểm khác nhau phù hợp với từng trường hợp mắc bệnh nên hãy cân nhắc kỹ lưỡng cũng như nghe theo lời tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về cách điều trị phù hợp nhất, đảm bảo an toàn cho bản thân và khỏi bệnh dứt điểm.

Bệnh á sừng thực chất chỉ là một bệnh ngoài da thông thường, nếu tích cực điều trị ngay từ đầu thì việc khắc phục bệnh hoàn toàn là không quá khó. Để tốt nhất, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp, an toàn.

BÀI VIẾT NÊN ĐỌC:

Á sừng da đầu là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua