HỖN ĐỘN THỊ TRƯỜNG DƯỢC LIỆU – BAO GIỜ CÁC DOANH NGHIỆP MỚI TỰ CHỦ ĐƯỢC VÙNG TRỒNG

Đánh giá bài viết

Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước có nền y học cổ truyền phát triển lâu đời, từ xa xưa người dân đã biết sử dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Nhưng nhiều năm trở lại đây, người Việt rơi vào tình trạng chết trên đống dược liệu.

Thống kê cho thấy có tới 80% các loại nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam được nhập khẩu, rất nhiều trong số đó không hề có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. “Dược liệu đâu là thật – đâu là giả” đó là bài toán đau đầu không chỉ của các cơ quan chức năng mà của cả người bệnh. Bởi trong thời đại công nghệ, không chỉ dược liệu Đông y nói riêng mà những thứ vật dụng thiết yếu của cuộc sống hằng ngày như đồ ăn, hàng tiêu dùng đều tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả khiến người tiêu dùng hoang mang. “Sức khỏe là vàng” vì vậy từ các món ăn hàng ngày cho đến thuốc điều trị bệnh, chúng ta đều rất cẩn trọng xem xét và lựa chọn. Vậy để người bệnh sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp cần làm gì để đem đến sự tin tưởng cho bệnh nhân?

Hỗn độn thị trường dược liệu
Điều trị và chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền đang là xu hướng chung của thế giới, đặc biệt là các nước phát triển

1. Tình trạng thảo dược trôi nổi – nỗi niềm của người bệnh

Theo báo cáo và ghi nhận của các chuyên gia Y học cổ truyền, Việt Nam đang lâm vào tình cảnh khó khăn trong vấn đề kiểm soát và quản lý nguồn dược liệu nhập khẩu không có xuất xứ rõ ràng, chất lượng nguồn dược liệu không đảm bảo. Đó là vấn đề cấp thiết cần giải quyết nhanh chóng và triệt để. Hiện, Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia trên toàn thế giới có định vị bản đồ dược liệu với nguồn tài nguyên phong phú về động, thực vật bao gồm những cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao.

Con số 80% dược liệu được nhập khẩu của nước ta trong đó xuất hiện nhiều nguồn thảo dược không có chứng nhận xuất xứ và chất lượng. Không chỉ dừng lại ở con số đó, hơn 60% dược liệu trên thị trường toàn nước không đạt hàm lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn sau quá trình kiểm soát , lấy mẫu của viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương. Đáng chú ý nhất bên trong 20% dược liệu đưa vào kiểm tra còn trộn lẫn những tạp chất khác như cát, xi măng và các dược liệu chưa xác định.

Hỗn độn thị trường dược liệu
Dược liệu trôi nổi được bày bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam

Nhận được những chia sẻ từ Cục trưởng cục Quản lý Y, Dược học cổ truyền, ông Phạm Vũ Khánh cho biết: “Số lượng 300 – 400 tấn dược liệu mỗi tuần nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn và giá của nguồn dược liệu này rẻ gấp 5 lần so với nguồn dược liệu trồng và thu hái tự nhiên theo tiêu chuẩn, phần lớn các dược liệu nhập khẩu ở dạng nông sản. Chính nguồn dược liệu nhập khẩu này đã ảnh hưởng không ít đến vấn đề an ninh của dược liệu nuôi, trồng trong nước.

Một trong những vấn đề khó kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu mà các cán bộ kiểm tra gặp phải là về chất lượng của các dược liệu. Toàn bộ nguồn dược liệu nhập khẩu chỉ kiểm tra được về số lượng, trọng lượng của các bao hàng, nhãn mác, bao bì còn về chất lượng lại là một câu chuyện khác. Theo những phân tích trên đã chỉ rõ ra được tình trạng dược liệu trôi nổi hiện nay trên thị trường Việt Nam và sự khó khăn nhận định được đâu là dược liệu thật và đâu là dược liệu giả.

Gần đây nhất thông tin mới cập nhật, cơ quan chức năng đã bắt giữ đường dây buôn lậu lớn tại tỉnh Lạng Sơn. Trong con số 40 tấn hàng lậu được kiểm tra thì con số dược liệu chiếm hơn phân nửa (tương đương 23 tấn dược liệu trôi nổi không rõ nguồn gốc). Trong đó có những vị thuốc đắt tiền như: sa sâm, linh chi, đỗ trọng, nhục thung dung… Không dừng lại ở đó, cơ quan chức năng phía Nam cũng đã triệt phá đường dây buôn lậu thuốc bắc, thảo dược, nguồn dược liệu không có nguồn gốc xuất xứ.

Hỗn độn thị trường dược liệu
Lực lượng chức năng bắt gần 2.000 tấn thảo dược Đông y không rõ nguồn gốc

2. Thuốc Đông Y không rõ nguồn gốc và cái kết cho người sử dụng

“Đông Y” đã không còn quá xa lạ với chúng ta vì độ lành tính và sự an toàn mà thuốc Đông y mang lại cho người bệnh. Vì vậy thuốc Đông y đã và đang được người bệnh sử dụng một cách tùy tiện khi không có sự chỉ định của thầy thuốc, chỉ cần một cái click chuột, một cuộc gọi điện thoại đặt hàng là thuốc đã nằm trong tay bạn một cách dễ dàng. Tuy nhiên một sự thật đáng sợ đang ẩn nấp đằng sau mà bạn không ngờ tới, phần lớn những người bán sản phẩm Đông dược qua mạng không nắm vững chuyên môn và thường có những dòng quảng cáo thu hút người mua hàng bằng những lời lẽ mật ngọt. Người bệnh sử dụng thuốc không những không hết bệnh mà còn có thể nguy hiểm đến sức khỏe, chưa kể các thành phần thuốc còn là những loại thảo dược không rõ nguồn gốc, trôi nổi hoặc ngâm tẩm các chất độc hại để chống ẩm mốc ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Theo các chuyên gia đến từ Hội Đông y Việt Nam cho biết sự thật về chất lượng của các loại thuốc Đông y gia truyền được quảng cáo bán trên mạng xã hội không rõ nguồn gốc. Hiện nay trên thị trường toàn quốc, đặc biệt là thuốc Đông y trôi nổi thường sử dụng một số nguồn nguyên liệu thay thế không có tác dụng chữa bệnh, trộn lẫn thêm một chút bột thuốc kháng sinh hay một số chất tân dược để người bệnh cảm thấy hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài các loại sản phẩm này người bệnh sẽ thấy sức khỏe dần suy yếu và xuất hiện những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.

Hỗn độn thị trường dược liệu
Dùng thuốc Đông y trôi nổi khiến nhiều trường hợp nguy kịch đến tính mạng

Những ghi nhận mới nhất, Khoa hồi sức ( Bệnh viện Bạch mai ) đã tiếp nhận những ca bệnh nhân bị biến chứng nguy hiểm vì sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh tiểu đường với thuốc có tên gọi “Tiểu đường hoàn”. Sau những cố gắng điều đáng tiếc đã xảy ra 3 bệnh nhân đã tử vong trước sự bất lực của đội ngũ bác sĩ. Hay báo cáo gần đây tại bệnh viện Trung tâm đa khoa và bệnh viện Hạnh phúc tại khu vực An Giang đã nhận hơn 30 ca cấp cứu dùng thuốc đông y chữa tiểu đường không rõ nguồn gốc và nhiều người đã tử vong do nhiễm độc tính. Tương tự bệnh viện tại Cần Thơ cũng đã cấp cứu 10 bệnh nhân và có 4 ca tử vong.

3. Doanh nghiệp tự chủ vùng trồng – tạo niềm tin cho người sử dụng

Nguồn dược liệu sạch luôn là vấn đề nan giải cần được giải quyết triệt để của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây dược liệu trôi nổi, kém chất lượng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và làm suy giảm uy tín của ngành Đông y. Người dân đã dần mất sự tin tưởng vào Đông y, một ngành y học cổ truyền có từ lâu đời. Nhằm khắc phục và tạo niềm tin cho người bệnh, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc, là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tử chủ vùng trồng dược liệu sạch, đáp ứng nguồn thuốc an toàn và chất lượng cho bệnh nhân.

Tỉnh Hải Dương nằm trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam, địa hình đa dạng được chia thành hai vùng rõ ràng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đất Hải Dương còn được ngầm hiểu là là vùng đất của “ánh mặt trời biển Đông”, đất đai nơi đây màu mỡ phù hợp với việc nuôi trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, các loại cây thuốc quý hiếm. Nhìn thấy được tiềm năng của vùng đất này, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã chọn xã Văn Đức, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương làm nơi khai thác và nuôi trồng dược liệu sạch nhằm cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh tại trung tâm.

Hỗn độn thị trường dược liệu
Xã Văn Đức là một xã miền núi, được các chuyên gia đánh giá là nơi có thổ nhưỡng rất tốt cho sự phát triển của cây kim ngân hoa

Xã Văn Đức đặc thù với diện tích đa phần là đồi núi, đất đai tươi tốt, rất phù hợp với việc xây dựng quy mô vườn dược liệu. Đầu năm 2000 Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã bắt tay phối hợp với hợp tác xã Văn Đức triển khai mô hình vườn dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Để sự phát triển được bền vững và theo một tiến độ nhất định, doanh nghiệp đã cung ứng miễn phí giống cây trồng, hướng dẫn nông dân kỹ thuật nuôi trồng, lắp hệ thống nước tưới tiêu và ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân tại xã.

Hỗn độn thị trường dược liệu
Vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP -WHO của công ty Thuốc dân tộc

Vườn dược liệu ước tính đến hiện tại hơn 1 hecta với các loại cây trồng dược liệu được phân chi theo 3 nhóm rõ rệt theo tiêu chuẩn GACP – WHO gồm: phổ thông, trung bình và quý hiếm. Danh sách các loại thảo dược được ghi nhận tính tới thời điểm đầu năm 2019 tại vườn dược liệu xã Văn Đức: Kim ngân thoa, cốt thoái, tẩu tích, cà lai geo, hy thiêm, ngưu tất, dạ cẩm, lá khôi, chè dây, cây sen, lá vông, bình vôi, lạc tiên, kim ngân, đơn đỏ, bồ công anh, kinh giới, bạc hà, sài đất, nhân trần, kế đầu ngựa,dâm dương hoắc, thổ cục linh, xấu hổ, ba kích, đương quy, tỏa dương… cùng các loại thảo dược khác.

Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng cũng như số lượng dược liệu cung cấp cho hoạt động tại đơn vị, vườn dược liệu Thuốc dân tộc tại Văn Đức đã cung cấp hàng trăm tấn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO của Bộ Y tế ( chứng nhận dược liệu không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học bao gồm nấm, virus, ký sinh trùng và hóa chất, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối của nguồn dược liệu từ đồng ruộng cho đến khâu kiểm soát hoạt chất đầu ra của sản phẩm). Các dược liệu trước khi đưa vào sản xuất, chế biến đều được kiểm duyệt chặt chẽ qua Phòng kiểm tra chất lượng do công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex thực hiện. Ngoài ra những cánh đồng dược liệu tại vườn dược liệu Thuốc dân tộc đã đạt chứng nhận Organic (hữu cơ) theo tiêu chuẩn Mỹ và Châu u.

Hỗn độn thị trường dược liệu
Dược liệu sau khi thu hái được bảo quản theo đúng quy trình chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh của Bộ y tế

Theo ông Nhâm Quang Đoài – Phó Tổng giám đốc công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: “Việc triển khai thành công vùng trồng dược liệu của Công ty Cp Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc tại Xã Văn Đức sẽ là điều kiện tốt giúp công ty có nguồn dược liệu chất lượng cao phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc của công ty. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm phát triển kinh tế cho bà con tại hợp tác xã Văn Đức”.

Hỗn độn thị trường dược liệu
Ngày 11 tháng 01 năm 2019 vừa qua Ông Nhâm Quang Đoài, Phó tổng giám đốc công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã có buổi khảo sát thực tế vùng trồng dược liệu của công ty tại xã Văn Đức, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.

Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc còn kết hợp chặt chẽ với đơn vị Khải Hà (Công ty CP Thương mại Dược Vật tư Y tế Khải Hà), một trong những đơn vị sản xuất có quy mô lớn trên thị trường Việt Nam nhằm sản xuất và hoàn thiện các dòng sản phẩm thuốc Đông y đặc trị mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Hiện nay, tại công ty Khải Hà có ba vùng trồng dược liệu có địa chỉ như sau: Xã Vũ Vân, Huyện Vũ Thư, Thái Bình – Xã Mỹ Lộc, Huyện Thái Thụy, Thái Bình – Xã Quỳnh Thọ, Huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình Thích. Đơn vị Khải Hà đã được Bộ Y Tế, Cục quản lý dược thẩm định, đánh giá nhà máy sản xuất thuốc Công nghệ cao theo tiêu chuẩn GMP-WHO và cấp giấy chứng nhận số 320/GCN-QLD. Công ty Dược Khải Hà vinh dự đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc – Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc – Thực hành tốt bảo quản thuốc Công ty được cấp Chứng nhận đạt yêu cầu “Thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng ” theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam và ASEAN cho các dạng bào chế : Bột, cốm, cao dược liệu, viên nang cứng, viên nén, trà cốm, trà túi. Gần đây nhất, Tập đoàn BVC của Anh đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và 22000

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC D N TỘC

  • Hà Nội: Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P2, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

 

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua