Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên: “Y học cổ truyền là niềm đam mê, là cuộc sống của tôi”

Đánh giá bài viết

Đó là câu nói tâm huyết của bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, vị bác sĩ đã có hơn 20 năm công tác tại Hà Giang tỉnh miền núi nơi địa đầu Tổ Quốc, hiện chị đang đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Xương Khớp Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng thuốc dân tộc.

Rời thủ đô phồn hoa, lên tỉnh biên giới cực Bắc công tác

Ít ai biết rằng, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên là người gốc Hà Nội, chị thừa hưởng sự dịu dàng, đoan trang của người Tràng An, thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói, đây cũng chính là một trong những ấn tượng rõ nét nhất mà nhiều bệnh nhân nhớ đến chị, vị bác sĩ tận tâm trong từng câu nói. Sau khi tốt nghiệp Học viện Y Dược Học Cổ truyền Việt Nam, bác sĩ Lệ Quyên đã tình nguyện công tác tại Hà Giang, một tỉnh miền núi xa xôi, nơi mà đường đi hiểm trở, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, điều kiện y tế và đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản là điều người dân luôn mong mỏi.

Từ năm 2003, bác sĩ Lệ Quyên đảm nhận nhiệm vụ tại khoa Nội – Nhi – Lây bệnh viện đa khoa huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Quản Bạ là một trong những huyện nghèo của cả nước, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chăn nuôi. Tận mắt chứng kiến những gian khó mà người dân miền núi phải đối mặt, bác sĩ Lệ Quyên không khỏi xúc động, chị đã lấy đó làm động lực để gắn bó và hoàn thành trọng trách của người thầy thuốc. Chị không chỉ đem tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để chăm sóc sức khỏe nhân dân, mà còn làm công việc cao cả này bằng tình thương, sự cảm thông và một nghị lực vượt lên mọi khó khăn, thử thách đang khâm phục.

Trong 2 năm gắn bó làm việc tại Quản Bạ, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên không thể nhớ nổi mình đã bao lần chị rẽ rừng, bằng suối để đến với người dân, bao nhiêu đêm phải ngủ lại bản, ăn cùng dân, ở cùng dân và đồng hành cùng họ trong hành trình chiến đấu với bệnh tật. Năm 2005, đánh giá cao năng lực và y đức của bác sĩ Lệ Quyên, Sở y tế Hà Giang đã ký quyết định điều chuyển chị về công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Trong hơn 10 năm, chị đã giữ vị trí là bác sĩ chính tại nhiều khoa khác nhau như: Khoa Phục hồi chức năng, Khoa y học cổ truyền, khoa Tim mạch – Nội tiết… Đồng thời, đảm nhiệm công tác đào tạo, dẫn dắt thế hệ các bác sĩ trẻ mới ra trường.

Không chỉ vậy, với niềm đam mê y học cổ truyền và tinh thần học hỏi cao độ, bác sĩ Quyên cùng đồng nghiệp đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, là đóng góp không nhỏ trong việc gìn giữ, phát triển y học cổ truyền dân tộc, cũng như trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Có thể nói, cái duyên nghề y đã đưa chị đến với Hà Giang, tỉnh miền núi xa xôi hẻo lánh, và cũng chính mối duyên này đã cho chị một quê hương thứ 2. Ngay cả khi đã không còn công tác tại Hà Giang, nhưng chỉ cần nhắc đến tên chị là đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang và các bệnh viện tuyến huyện đều nhớ đến một vị bác sĩ tận tâm và nhiệt huyết, người đã dành trọn tuổi thanh xuân nơi địa đầu Tổ quốc với công tác khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Viết tiếp những đam mê tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng thuốc dân tộc

Năm 2017, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên trở lại Hà Nội và đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Xương Khớp Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng thuốc dân tộc. Mặc dù hàng ngày phải trực tiếp thăm khám cho hàng chục bệnh nhân, áp lực công việc đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nhỏ bé, nhưng chưa bao giờ, đồng nghiệp thấy bác sĩ Lệ Quyên nặng nhẹ một lời. Lúc nào chị cũng vui tươi, trách nhiệm, tận tâm với sự thấu hiểu, cảm thông và tinh tế. Cũng chính bởi phong cách làm việc đầy nội lực này, chị đã tiếp thêm động lực làm việc cho chính đồng nghiệp của mình.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: “Đối với cá nhân tôi và nhiều đồng nghiệp khác, được làm việc cùng bác sĩ Lệ Quyên là điều vô cùng may mắn. Bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng y đức dành cho nghề y, bác sĩ Quyên luôn là tấm gương sáng để đồng nghiệp, đặc biệt là các thế hệ bác sĩ trẻ học hỏi”.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên vẫn ngày ngày học tập và nghiên cứu về thảo dược Đông y
Bác sĩ Quyên vẫn ngày ngày học tập và nghiên cứu về thảo dược Đông y

Tại đây, chị tiếp tục nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp mới trong ứng dụng thảo dược Đông y điều trị bệnh. Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu và ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh mất ngủ, với thành quả là sự ra đời của bài thuốc Định tâm An thần thang. Cùng với đó là thành công của sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn, giải pháp phòng và đẩy lùi các bệnh lý về xương khớp. Được biết, Hoạt huyết Phục cốt hoàn được công bố lần đầu tiên vào năm 2008, dưới dạng thang sắc cho thấy hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp khá cao. Tuy nhiên, nhận thấy sản phẩm này vẫn chưa thực sự tiện dụng và đem lại kết quả như mục tiêu nhóm nghiên cứu đã đề ra, cùng với việc trăn trở về tình trạng bệnh cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa, bác sĩ Lệ Quyên cùng các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc đã quyết tâm nghiên cứu hoàn thiện Hoạt huyết Phục cốt hoàn nhằm nâng cao công dụng của sản phẩm. Bằng kiến thức, kinh nghiệm sau nhiều năm nghiên cứu thảo dược tại Hà Giang, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên đã đưa ra đề xuất bổ sung vị thuốc Hầu vĩ tóc được thu hái tại Hà Giang cùng nhiều thảo dược quý hiếm khác để tăng cường công năng trị bệnh, đồng thời, bào chế dưới dạng viên hoàn để người bệnh tiện sử dụng. Đây cũng chính là bước ngoặt lớn, tiến tới hoàn thiện sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn.

“Chứng kiến nỗi đau bệnh tật của người bệnh, tôi luôn trăn trở về việc tìm ra giải pháp điều trị bệnh hiệu quả hơn từ thảo dược thiên nhiên, tôi cho rằng, tiềm năng chữa bệnh từ cây thuốc Việt Nam là rất lớn, việc gìn giữ, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc cổ cần được chú trọng. Với trách nhiệm của một người thầy thuốc, tôi luôn nỗ lực hết mình để có thể tiếp nối những thành quả mà các thế hệ thầy thuốc đi trước đã để lại, cùng như trao lại cho thế hệ các bác sĩ trẻ”, Bác sĩ Lệ Quyên chia sẻ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Chia sẻ

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua